Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 3/15/2011(UTC) Posts: 2,946  Location: VN Thanks: 53 times Was thanked: 113 time(s) in 105 post(s)
|
VÙNG BIỂN HÀ TIÊN
SỰ TÍCH HÀ TIÊN -
Vào cuối thế kỷ thứ XVIII, một bộ phận dân cư Trung Quốc, đa số là quan quân nhà Minh và gia quyến của họ, vì không phục tùng sự thống trị của nhà Thanh, đã rời bỏ đất nước di dân đến các quốc gia Đông Nam Á. Ở Nam Bộ lúc bấy giờ đã tiếp nhận một số nhóm di dân người Hoa: nhóm do Dương Ngạn Địch vào lập nghiệp ở Mỹ Tho, nhóm Trần Thượng Xuyên vào Cù lao Phố (Biên Hòa) và nhóm thứ ba do Mạc Cửu cầm đầu đến cư trú ở Hà Tiên.
Mạc Cửu (1652-1735) vốn là người xã Lê Quách, huyện Hải Khanh, phủ Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông. Năm 1680, ông dẫn nhóm di dân vượt biển sang Chân Lạp. Ông được nhà vua xứ này trọng dụng và ban cho chức gọi là Ốc Nha. Về sau, vì có kẻ dèm xiểm, Mạc Cửu lo ngại ở đây lâu có ngày bị hại, nên đem vàng bạc đút lót cho Hoàng Hậu Chân Lập để nhờ bà xin vua xứ này cho phép ra khẩn hoang vùng đất Mang Khảm (tức là Hà Tiên sau này).
Được phép của vua Chân Lạp, Mạc Cửu dẫn đầu đoàn người vượt biển ra đi. Thuyền từ biển tiến dần vào của sông và cập bến. Ở đây vùng đất rộng người thưa mở rộng đôi tay đón đoàn người tha hương đến cư ngụ. Người cũ và kẻ mới đến thân thiện trong cảnh chim trời cá nước.
Một hôm Mạc Cửu dong thuyền đi đây đó tìm một cuộc đất tốt để lập nghiệp an cư lâu dài. Chiều xuống, thuyền Mạc Cửu đến một cửa sông. Núi non cây cảnh thật hữu tình, chim rừng từng đàn bay về gây tổ, đậu kín cả những tán cây cao nơi bờ sông, triền núi…. Đang mải ngắm nhìn cảnh sơn thủy đẹp như bức tranh thuỷ mạc, bỗng Mạc Cửu giật mình khi thấy trên lớp sóng ở cửa sông hiện ra một nàng tiên kiều diễm lả lướt như bay lượn chập chờn khi mờ khi tỏ…. Mạc Cửu thúc giục bọn chèo thuyền đuổi theo bóng nàng tiên lúc hiện ra trước mắt lúc biến mất sau làn khói nước nhạt nhòa…. Thuyền chèo đi, đi mãi theo bóng nàng tiên, nhưng trên một khúc sông, nàng tiên đột nhiên bay bổng lên cao và nhạt dần như tan trong ánh tà dương. Mạc Cửu cho đây là điềm lành nên chọn vùng đất bên bờ khúc sông này làm nơi định cư cho mình và do đó, ông đặt tên vùng đất này là Hà Tiên – Nàng tiên của sông nước.
Tục truyền, khi đào móng xây dựng nhà, Mạc Cửu đào được một số hũ vàng lớn. Ông xuất số vàng này để dùng vào việc phát triển và xây dựng phố xá, chợ búa, biến nơi đây thành một trung tâm buôn bán sầm uất. Về sau Mạc Cửu nghe theo lời của mưu sĩ họ Tô, sai các bộ hạ của mình là Lý Xá, Trương Cầu ra Phú Xuân dâng biểu xưng thần và xin làm chức Hà Tiên trưởng. Tháng tám năm mậu tý (1708) chúa Nguyễn Phúc Chu chấp nhận lời cầu xin của Mạc Cửu và phong ông làm tổng binh trấn Hà Tiên và chính thức đổi tên vùng đất này (bao gồm cả Long Xuyên – Cà Mau) là Hà Tiên trấn.
HÒN PHỤ TỬ
Cuối cùng thì mình cũng đã đặt chân đến được Hà Tiên nhưng Hà Tiên không như mình từng được biết qua sách vở, có lẽ Hà Tiên quá nổi tiếng qua những áng thơ của người xưa,mà có lẽ ngày xưa thì nó đẹp thật chứ còn bây giờ thì còn đâu ? bàn tay xây dựng của con người đã làm nó thay đổi nhiều ....
Tham quan Chùa Hang, thấy quá tệ trừ 1 chuyện làm nó nổi tiếng đó là nằm trong 1 hang động dài 40m
Chùa Hang được khám phá vào đầu thế kỷ XVIII, do các nhà sư Thái Lan và các ngư dân đến đây khai hoang lập nghiệp, là một trong những danh lam cổ tự nổi tiếng của Kiên Giang và cả nước. Nằm trong hang đá sâu 40m, cửa chùa quay vào đất liền. Trong hang có thạch nhũ to như cột nhà, khi chạm vào phát ra âm thanh như tiếng chuông nên còn gọi là "đá chuông". Bên trong hang có ngôi chùa với hai tượng Phật Thích Ca hơn 300 năm tuổi.

Hòn Phụ Tử thì chẳng dám tin đó là Hòn Phụ Tử, điểm tham quan mình từng mơ mộng.Hòn Phụ Tử đã qua đời do sự tắc trách của “ đội ngũ y bác sĩ “để lại Hòn Tử mồ côi.. Hòn Phụ Tử được khuyến cáo sẽ đổ sập xuống biến bất cứ lúc nào nhưng mọi việc đã trở nên quá muộn màng khi một sáng nào đó Hon Phụ đã ra đi không 1 lời trăng trối.Nhưng ngay sau đó , người ta liền tuyên bố rằng sẽ có 1 dự án cứu lấy Hòn Phụ Tử vì dù gì nó cũng là biểu tượng của xứ này mà...Chờ mà xem nhưng ít nhiều những lời tuyên bố này cũng có tác dụng an ủi Hòn Tử rằng "con yên tâm đi, rồi Cha con sẽ sống lại mà, và đặc biệt là cũng an ủi đôi phần những ai yêu mến đất này.Tôi cũng vậy.Cũng hi vọng ....
Hòn Phụ Tử trước.... 
Hòn Phụ tử Ngày nay
Tham quan bãi biển Mũi Nai vào 1 buối hoàng hôn đẹp, xa xa là đảo Phú Quốc,
Chiều hoàng hôn Mũi Nai đẹp buồn
Thị xã Hà Tiên cũng kiểu quy hoạch như thị xã Châu Đốc.Thị xã nhỏ gọn nằm bên bờ sông Giang Thành.Gần chợ nên khá nhộn nhịp vào cuối ngày khi mình đến khách sạn nhận phòng , để rồi sau đó vài tiếng là 1 khung cảnh khác lạ vắng lặng buồn tênh giống như người ta thay đổi cảnh trên sân khấu vậy, phải chăng Shakespear nói đúng “ Đời là 1 sân khấu “ ?? mà mỗi người phải đóng trọn vai trò của mình ?


Ban đêm, con đường Trần Hầu được biến thành chợ đêm Đông Hồ,đặt tên theo 1 thi sĩ nổi tiếng của đất Hà Tiên,chủ yếu bán đồ cho du khách : đồ sida,ăn uống không có gì là đặc sắc lắm.Dọc bờ sông, đoạn cuối đường Đông Hồ là công viên Đông Hồ, rộng rãi , gió từ mé sông thồivào mát rười rượi…
Buồn và thất vọng nhưng dù sao thì mình cũng vui vì được đặt chân đến nơi này dẫu nó có như thế nào đi nữa
Lăng Mạc Cửu người có công khai phá đất Hà Tiên 
Bên trong Đền
THẠCH ĐỘNG
Thạch Động còn có tên là "Thạch Động Thôn Vân", vốn là một núi đá cao khoảng 80m nằm ở cách trung tâm thị xã Hà Tiên khoảng 4km, bên trong có nhiều hang với nhiều thạch nhũ hình dáng lạ mắt. Cửa Tây Nam Thạch Động có điện Bà chúa Xứ, phía Đông có một vách đá thông tới đỉnh mà người ta thường gọi là "Đường lên trời". Thạch Động còn gắn liền với truyền thuyết Thạch Sanh - Lý Thông.
Xanh xanh ngọn đá chạm thiên hà, động bích long lanh ngọc chói loà. Chẳng hẹn khói mây thường lẩn quất, Không ngăn cây cỏ mặc la đà. Phong sương càng dãi màu tươi đẹp, Nhật nguyệt chi ngừng bóng lại qua. Chót vót tinh hoa đây đã hẳn,
Theo chiều gió lộng vút cao xa.
CỬA HANG CAO CHÓT VÓT
THẠCH ĐỘNG THÔN VÂN
CHÙA PHÙ DUNG
CÂU CHUYỆN TÌNH BUỒN
Chùa Phù Dung còn được gọi là chùa Phù Cừ, tọa lạc nơi chân núi Bình San, thị xã Hà Tiên là một ngôi cổ tự danh tiếng, là một trọng điểm “hành hương và du lịch” của tỉnh Kiên Giang, Việt Nam.
I. Giới thiệu:
Chùa Phù Dung do Tổng trấn Hà Tiên Mạc Thiên Tứ (1706-1780) sai dựng vào khoảng cuối thế kỷ 18 cho nàng thứ cơ tên Phù Cừ (1720-1761) làm nơi tu hành. Tương truyền thứ cơ Phù Cừ tên thật là Nguyễn Thị Xuân, thứ nữ của một di thần nhà Lê tên Nguyễn Đình, Khi nhà Mạc lên thay nhà Lê, ông cùng hai con vào cư ngụ tại Hà Tiên. Con trai tên Nguyễn Đính, giỏi kiếm thuật, ra giúp họ Mạc; còn em gái, giỏi thơ văn, gá nghĩa cùng Mạc Thiên Tứ, sau cuộc gặp gỡ tại tao đàn Chiêu Anh Các. Như vậy, có thể nói chùa Phù Dung phải được xây dựng trước khi Phù Cừ mất, tức năm 1761.
Sách Đại Nam nhất thống chí, về Hà Tiên, mục Tự quán có chép: Chùa Phù Cừ, ở chân núi Phù Cừ, xã Mỹ Đức, huyện Hà Châu (huyện lỵ, tỉnh Hà Tiên). Chùa này do Mạc Thiên Tích lập ra khi trước. Trước sân đào ao, trên núi dựng chùa. Án tuệ nghiêm trang, cửa thiền tịch mịch, là một nơi danh thắng. Thi sĩ Đông Hồ, sinh trưởng ở làng Mỹ Đức (Hà Tiên) vào năm 1960, đã cho biết: Từ chợ Hà Tiên, theo đường cái quan đi Thạch động, độ nửa cây số ngàn, ngó về bên trái, có một ngôi am tự cheo leo trên sườn đồi. Cạnh am tự, cũng ở trên sườn núi về hướng nam, có một ngôi mộ cổ, mặt đá rêu phong. Trước mộ, liền chỗ chân núi, có một ao nước ngọt, trong ao có trồng giống hoa sen trắng... (trích Đề tự trong sách Nàng Ái Cơ trong chậu úp của nữ sĩ Mộng Tuyết, Nxb Văn hóa, 1996)
Căn cứ vào tên gọi “am tự”, rất có thể khi khởi đầu, tự viện này chỉ là một am tu nhỏ. Trải qua bao biến đổi, giờ đây trên nền đất cao ráo nơi chân núi Bình san, là một tự viện khá khang trang gồm một phần sân và hai phần thờ cách biệt. Phần sân có một đài cao. Trên đài là một pho tượng Phật Quan Thế Âm cao lớn bằng xi măng, tô trắng. Kế đến là ngôi Chánh điện rộng được bài trí trang nghiêm. Chính giữa là tượng Thích-ca Mâu-ni, 2 bên là 2 đại đệ tử A-nan và Ca-diếp. Ở đây còn có 4 bức phù điêu lớn (mỗi tấm cao 1,3m, ngang 2,3m) minh họa 4 cảnh trong cuộc đời đức Phật Thích-ca Mâu-ni: đản sanh, xuất gia, thuyết pháp và nhập niết-bàn. Sau lưng ngôi Chánh điện là một khoảng sân nhỏ, sau nữa là một toà điện cao có tên gọi Ngọc Hoàng bửu điện, thờ Ngọc Hoàng Thượng đế cùng hai vị Nam Tào và Bắc Đẩu. Một phần do thời gian tàn phá, một phần do ở nơi biên cảnh thường gặp nhiều bất ổn, nên chùa đã phải trùng tu nhiều lần. Đặc biệt, đứng ngoài nhìn vào, phía bên trái tự viện có một lối đi nhỏ men theo triền núi. Đi khoảng 20m, sẽ gặp một ngôi mộ cổ. Bên cạnh mộ, có một tấm bia đá khắc mấy dòng chữ Việt, giải thích gọn tên tuổi của người đã khuất: “Lăng bà Phù Dung - Từ Thành Thục Nhơn - Nguyễn Thị Xuân (1720-1761) - Viên tịch rằm tháng 2 Âl - Hiệu Phù Cừ'”.
II.Sự tích bà Dì Tự: Chùa Phù Dung gắn liền với sự tích của người nằm trong ngôi mộ cổ vừa kể. Đó là bà Phù Dung, mà sau này người đời còn đặt cho một cái tên khác nữa, là bà Dì Tự (thi sĩ Đông Hồ giải thích: Bà dì có nghĩa bà thứ. “bà Dì ở Am Tự”, nói gọn là “bà Dì Tự”), vị sư nữ đầu tiên trụ trì ở chùa.
Tuy lời thuật của mỗi người có ít nhiều khác biệt, nhưng cốt truyện vẫn khá giống nhau.
Thi sĩ Đông Hồ kể: Cảnh am tự này, ngôi mộ cổ này, ao sen này có một sự tích khá lâm ly… Truyền rằng: Mạc Lịnh Công (người kể chuyện kiêng húy, không dám gọi tên Mạc Thiên Tứ, nên gọi là Mạc Lịnh Công, Mạc Công hoặc chỉ là Công) có một bà thứ cơ tên là bà Dì Tự. Thứ cơ sắc đẹp lắm và hay chữ lắm. Mạc Lịnh Công, vì mê sắc đẹp, yêu tài thơ, đã từ chỗ sủng ái mà ra thiên ái. Hóa cho nên, khiến bà chính thất Nguyễn phu nhân ghen giận, lập mưu hãm hại bà thứ cơ. Một hôm, nhân Mạc Lịnh Công đi duyệt binh vắng, ở nhà, Nguyễn phu nhân (tức Thái phu nhân Nguyễn Hiếu Túc (? - ?). Hiện mộ phần của bà ở trong khu mộ dòng họ Mạc tại lưng chừng núi Bình San, Hà Tiên) đem nhốt thứ cơ vào lòng một cái chậu úp, cho ngột mà chết. Nhưng thừa ưa (có nghĩa tình cơ, bất thình lình), vừa lúc đó, trời bỗng đổ trận mưa to. Mạc Công cũng vừa về đến, thấy trời đang mưa, mà lạ, sao chậu to không ngửa lên hứng nước mà lại để úp. Công bèn truyền lịnh giở chậu ra, thì nàng ái cơ đang thi thóp sắp đứt hơi, nhưng may mắn thay, hãy còn cứu kịp. Nàng thứ cơ thoát chết, trở nên chán chường sự thế, xin Mạc Công cho nàng đi tu. Trước sự tình éo le đó, Mạc Công không biết làm sao khác, cũng đành chiều ý, cất một ngôi am tự cho thứ cơ tu hành. Bên am tự, cho đào ao, trồng hoa sen trắng, để kỷ niệm mối tình xưa. Cho đến khi thứ cơ mất, Công cho xây ngôi mộ kiên cố đẹp đẽ để tỏ lòng tưởng nhớ yêu thương người giai nhân đã vì Công mà oan khổ...” Trung thu năm Mậu Tuất (1958), nữ sĩ Mộng Tuyết (vợ Đông Hồ) vì cảm nỗi éo le của kiếp chồng chung vừa kể, đã viết nên quyển Nàng Ái Cơ trong chậu úp (Hà Tiên ngoại ký sự tiểu thuyết). Năm 1959, nhà thơ kiêm soạn giả Kiên Giang đã viết vở cải lương “Áo cưới trước cổng chùa” cũng phỏng theo sự tích bà Phù Dung.
Ngoài ra, câu chuyện tình chóng xa lìa này, khi xưa cũng như hôm nay, vẫn còn là nguồn cảm hứng cho thơ:
Ngó lên Am tự Phù Cừ Thương cho người ngọc giã từ lầu son Về đây nương chốn thiền môn Tay lần chuỗi hạt cho mòn ngày xanh. Duyên xưa chẳng bận chi tình Bụi trần chi để vương cành hoa sen. Nước trong chẳng lựa đánh phèn Cửa thiền thanh tịch, não phiền sạch không. (chép trong ''Nàng Ái Cơ trong chậu úp'' của nữ sĩ Mộng Tuyết, Nxb Văn hóa, 1996, tr. 120)
(Khuyết danh)
Và: Chuyện tình chùa Phù Dung (trích) Ai ngày xưa chiều chiều Dừng cương bên sườn dốc Dõi bóng hình người ngọc Mắt nhìn lòng rưng rưng.''
Ngày xưa ai dâng hương Bước nương thềm điện ngọc Thổn thức thắt se lòng Nghe vời xa tiếng nhạc...
Ôi! Con người kỳ lạ Tình yêu và nỗi đau Và tình yêu thật lạ
Năm tháng chẳng phai màu... (Hà Văn Thùy sáng tác năm 1982, trích trong tập ''Thời gian gom lại'', Hội Văn nghệ và Thông tin Văn hóa Kiên Giang)
Bùi Thụy Đào Nguyên, giới thiệu.
Giải thích thêm: -Phù dung ở đây là loài sen hồng, không phải là loài Phù dung, có danh pháp khoa học là Hibiscus mutabilis. Chùa Phù Dung hiện là đề tài đang được tìm hiểu, một trong những vấn đề còn đang bàn cãi là cái tên chùa. -Bình San (hay Bình Sơn): “Bình” là tấm bình phong, "san" là núi. "Bình san" là dãy núi thấp dựng như bức bình phong sau thành Hà Tiên xưa. -Người ta phát hiện có hai ngôi chùa Phù Dung: ngôi chùa cổ nằm ở hướng Tây Nam núi Phù Dung. Nơi đây, hiện còn những tường thành bằng vật liệu phức hợp (vôi cát trộn với ô đước và đường ngào), xây cất vào thế kỷ 18 (tường cao 5m, dày 1 m, nét cổ kính rêu phong), những phiến đá làm chân tán cột gỗ nền dài 12m, rộng 9m và một ngôi tháp cổ hình bát giác, có bia đá còn nguyên vẹn khắc dòng chữ Hán: “Lâm tế tam thập lục Thế ấn đàm Lão hòa thượng chi tháp”. Năm 1969, trên nền chùa xưa, nhiều vật dụng như lư đồng, lọ sành sứ, chum đựng gạo, đôn ngồi bằng đá...được đào lên từ lớp đất đá sâu. Còn ngôi chùa mới, tức chùa hiện tại, ở đầu bắc núi Bình San, được xây trên nền nhà Chiêu Anh các cũ, ở phía trước và bên hông đều có 7 bậc thang...
Nếu thông tin này và lời của ông Trương Minh Đạt (một nhà nghiên cứu của xứ Hà Tiên) khẳng định “chùa Phù Dung hôm nay cất trên nền Chiêu Anh các xưa” là đáng tin cậy, thì chùa Phù Dung xưa phải ở gần khu mộ của Bà Dì Tự (cách chùa mới khoảng 20m và cách khu mộ dòng Mạc khoảng 300m, men theo triền núi), vì không thể xây cất hai công trình trên một nền đất. Sau này, bởi một nguyên nhân nào đó, người ta đã di dời hoặc xây cất chùa mới trên nền Chiêu Anh các, khi mà hội thơ này đã không còn nữa.
Cây xanh ngăn ngắt vút cao cao,
Ngọn dựng bình giăng đẹp mĩ miều.
Mây sáng vây quanh hình núi rõ,
Mưa tàn thêm nổi bóng non theo.
Đất trời bền vững nền linh tú,
Mây khói vời xa nỗi ước ao.
Danh thắng Hà Tiên đâu dám bảo,
Cây ngàn mơn mởn biếc xanh gieo
( ĐÔNG HỒ dịch)
Một bước càng thêm một thú yêu
Ngần cây vít đá vẽ hay thêu
Mây tùng khói liễu chồng rồi chập
Đàn suối chim ca thấp lại cao
Luật ngọc Trâu ông chăn phải trỗi
Ngòi sương Ma Cật đã thua nhiều
Đến đây mới biết lâm tuyền quý
Chẳng trách Sào, Do lánh Đế Nghiêu
(MẠC THIÊN TỨ)
Sau Thành, dựng núi Bình San
Cao kỳ một khóm, an nhàn bốn dân.
Đúc tinh thần, ngọc lành cảnh tốt;
Cao thấp đều trọn một thức xanh.
Thợ trời sao khéo tạo hình,
Đá giăng lưng hạm, cây đoanh khúc rồng.
NÚI TÔ CHÂU
THỊ XÃ BÊN SÔNG TÔ CHÂUhttp://www.nhaccuatui.com/nghe?M=NgaJY7EazE
TẠM BIỆT HÀ TIÊN |