Originally posted by cactus20113
HỒ THAN THỞHồ Than Thở là một hồ nước tự nhiên thuộc thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) và cũng là một địa điểm du lịch của thành phố này.
Tạp chí Indochine (Đông Dương) số 28 ra ngày 13 tháng 3 năm 1941 chọn ảnh hồ Than Thở làm ảnh bìa.
Trước đây vùng hồ Than Thở có một cái ao gọi là Tơnô Pang Đòng. Vào năm 1917, người Pháp đắp đập xây dựng hồ chứa nước cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Đà Lạt.
Người Pháp đặt tên hồ là Lac des Soupirs với nghĩa thứ hai (tiếng rì rào), nhưng khi dịch sang tiếng Việt lại dịch theo nghĩa thứ nhất: hồ Than Thở.
Vào lúc bình minh, sương mù bao phủ mặt hồ, tạo nên một bức tranh thủy mạc tuyệt đẹp, nên sau năm 1975 hồ Than Thở còn mang tên hồ Sương Mai

HỒ TUYỀN LÂMHồ Tuyền Lâm là một hồ nước thuộc thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng.
Đây là hồ nước ngọt rộng nhất Ðà Lạt, với diện tích khoảng 320 ha, nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 7 km và cách thác Ðatanla 2km. Hồ nằm gần núi Phụng Hoàng, đây được xem là khu phức hợp tập trung nhiều cảnh quan đẹp và dịch vụ du lịch phong phú.
Hồ Tuyền Lâm là 1 trong 21 khu du lịch quốc gia Việt Nam. Hồ có nhiều ốc đảo nhỏ và được bao bọc bởi khu rừng thông. Trúc Lâm Thiền Viện là một thiền viện nằm ở phía Đông Nam hồ nước này. Một đập nước được xây dựng tại đây với chức năng điều tiết nước. Hiện đang có dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng, sân golf và khu săn bắn bên hồ.

cactus bên hồ Tuyền Lâm
THUNG LŨNG TÌNH YÊU
Toàn cảnh nhìn xuống
Bức tượng MÙA XUÂN VĨNH CỬU 
Thung lũng Tình Yêu là một trong những thắng cảnh thơ mộng nhất tại Đà Lạt, cách trung tâm thành phố khoảng 6 km về hướng Đông Bắc. Đó là nơi đập Đa Thiện (xây năm 1972) quy tụ những dòng suối nhỏ chảy từ đồi núi cao, thành một hồ nước (hồ Đa Thiện) trong vắt uốn quanh thung lũng rợp bóng thông xanh. Ban đầu, người Pháp gọi nơi đây là Vallée d'Amour (Thung lũng tình yêu) sau nó được đổi tên thành Thung lũng Hòa Bình, và năm 1953 trở lại là Thung lũng Tình yêu.
Thung lũng Tình Yêu đẹp và cuốn hút bởi lũng sâu và đồi thông. Năm 1972, một đập ngăn nước được xây dựng vắt ngang qua thung lũng tạo thành hồ Đa Thiện, làm tăng thêm sức quyến rũ cho cảnh quan chung, đồng thời xuất hiện thêm hai tên gọi khác bên cạnh Thung lũng Tình Yêu là đập 3 và hồ Đa Thiện 3.
Du khách có thể men theo những lối mòn hoặc leo cả trăm bậc, đi qua những cổng hoa với màu sắc rực rỡ để lên đồi Vọng Cảnh. Từ đây, Thung lũng Tình Yêu hiện ra trong tầm mắt đẹp tựa một bức tranh sinh động.
Theo Hà Nội Mới, những con đường đất đỏ uốn lượn vòng vèo đưa khách lên đồi hoặc dẫn đến tận đỉnh núi Langbian thấp thoáng trong mây. Du khách cũng có thể vượt qua chiếc cầu nhỏ để khám phá đồi Địa Đàng, một địa điểm lý tưởng nhờ được bao quanh bởi hồ nước.
Thung lũng Tình Yêu là một địa danh du lịch sinh thái lý tưởng và hấp dẫn đã trở nên quen thuộc với du khách gần xa.
THÁC DATANLAĐatanla hay Datanla là một ngọn thác lớn nằm trong khu du lịch Đatanla – cách thác Prenn 2km và thành phố Đà Lạt 5km và là điểm tham quan, phiêu lưu mạo hiểm. Đatanla hay Đatania do các từ K'Ho ghép lại: "Đà-Tàm-N'ha" có nghĩa là "nước dưới lá"[1] - liên hệ đến cuộc chiến tranh Chăm- Lạch - Chil thế kỷ XV - XVII.
Thác Datanla có lượng nước dồi dào do thượng nguồn là nguồn nước ổn định. Thác Datanla không ồn ào do chảy qua nhiều thềm đá. Thác đổ từ ghềnh cao 20m, nước suối phần dưới tạo thành khu vực nước rất trong nên gọi là Suối Tiên, phần sâu hun hút phía trên có một vực sâu gọi là Vực Tử Thần. Theo truyền thuyết, do thác có vực sâu nằm lọt thỏm giữa một vùng đồi núi nên đã từng là nơi lánh nạn của một cánh quân của người dân tộc bản địa trong các cuộc chiến tranh với người Chăm từ cách đây hàng trăm năm trở về trước. Nhờ có ngọn thác này nên một cánh quân đã trụ lại và bảo toàn được lực lượng
Có truyền thuyết kể lại rằng, vào thời Pôrêmê, người Chăm từ Panduranga (Phan Rang) thường kéo lên tấn công người Lạt, người Chil ở cao nguyên Lang Biang để giành đất và bắt nô lệ. Trong lúc người Lạch sắp thua vì thiếu “cái nước” thì tình cờ họ phát hiện ra dòng thác này và có nước uống, nên người Lạt đã chiến thắng và bảo vệ được buôn làng. Còn người Chăm thua vì họ không biết “dưới lá có nước”. Từ đó bà con bộ tộc Lạt đặt tên là “Đạ Tam Nnha” (dưới lá có nước) để nhắn nhủ với con cháu sau này.”
Truyền thuyết kể rằng, Đatanla còn là thác mà các nàng tiên thường hay xuống tắm vì có dòng nước trong vắt, được che phủ bởi nhiều tầng lá. Vì không biết là dưới lá có nước nên khi phát hiện ra con thác, bà con dân tộc thiểu số đặc tên cho nó là “Đạ Tam Nnha” có nghĩa là “dưới lá có nước”. Sau này khi người Pháp và người Kinh đặt chân lên vùng cao nguyên đầy trữ tình này thì biến âm thành Đatina rồi là Đatanla


Hệ thống máng trượt
Hệ thống máng trượt tại Đatanla được xem là máng trượt duy nhất của Đà Lạt. Máng có chiều dài 1.000m uốn lượn quanh các sườn núi, có hệ thống phanh cảm biến để hãm bớt tốc độ của những xe đi quá nhanh nhằm giữ khoảng cách an toàn giữa các xe. Trượt trên máng ống là những chiếc xe đôi dành cho 2 người, có tay phanh để điều chỉnh tốc độ theo ý muốn. Tốc độ trung bình là 10-20km, tốc độ nhanh là 40km. Trước đây muốn xuống thác Datanla phải vất vả vượt qua hàng trăm mét đường dốc thẳng đứng và chỉ có cách duy nhất là đi bộ với thời gian từ 10- 15 phút, nay có thể lên hoặc xuống thác rất nhanh từ 1,5- 2 phút.

THÁC CAM LYCam Ly là thác nước ở gần trung tâm thành phố Đà Lạt, chỉ cách khu Hòa Bình 2,3 km về phía đông - nam.
Thác không đẹp và thường ít nước vào mùa khô nhưng nhờ vị trí gần trung tâm thành phố nên du khách thường ghé thăm.
Dưới chân thác là một vườn hoa nhỏ. Phong cảnh chung quanh thác không còn hoang vu như ngày xưa. Trong khu vực tháp có lăng Nguyễn Hữu Hào với nhiều kiến trúc độc đáo.
Người Lạch gọi thác Cam Ly là Liêng Tô Sra, về sau đổi thành thác Cam Ly mang tên đoạn suối chảy từ Liêng Tô Sra đến sông Đạ Đờng.
Hiện nay, thác Cam Ly do Công ty cổ phần Dịch vụ Du lịch Đà Lạt quản lý khai thác nhưng đang trong tình trạng xuống cấp do không được tu bổ, sửa chữa thường xuyên. Lăng Nguyễn Hữu Hào bị đập phá, cảnh quan đang bị phá hủy
THÁC PRENNThác Prenn là một thác nước đẹp thuộc tỉnh Lâm Đồng. Thác mang một vẻ êm dịu, duyên dáng như một màn nước đổ nhè nhẹ từ độ cao 10 m xuống một hồ nước nhỏ, xung quanh đầy hoa lá và một đồi thông vi vu.
Thác Prenn nằm ở chân đèo Prenn cách trung tâm Đà Lạt khoảng 10 km, nằm ven quốc lộ 20.
Cái tên Prenn gợi nhớ đến một thời xa xăm vào khoảng thế kỷ XV – XVII, khi vùng núi rừng nơi đây còn là ranh giới chiến trường của các cuộc chiến tranh xâm lăng và bảo vệ lãnh thổ. Prenn gốc tiếng Chăm có nghĩa là "vùng xâm chiếm", còn các tộc dân bản địa như Lat, Chil, Sré lại gọi kẻ xâm lăng là "người Prenn".
Để vào thác, du khách phải qua một chiếc cầu ngắn bắc ngang dòng suối đã được kè chắn bằng bêtông nhằm tránh bị xói lở. Con đường xuống thác thật đẹp với những bậc đá ôm theo sườn đồi được bố trí một cách hợp lý; Du khách sẽ nhìn thấy một bức màn nước buông mình từ độ cao gần 10m xuống thung lũng nhỏ đã được chỉnh sửa thành vườn hoa mà từ đây có nhiều lối đẹp đưa chân lên các đồi thông thoáng đãng chung quanh.
Du khách có thể men theo các con đường dẫn đến vườn thú, vườn lan hay thư thả dạo gót hoa viên ngắm nhìn những bông hoa khoe sắc, những căn chòi xinh xinh trên ngọn cây hoặc đung đưa cùng cầu treo bắc ngang dòng suối nhỏ. Ở một góc độ khác, vườn đá Thái Dương với sự sắp xếp đầy ngẫu hứng tạo được một bất ngờ thú vị. Đặc biệt với hệ thống cáp treo, du khách có thể ngang qua dòng thác trong cảm giác phiêu bồng, tưởng như đang đi vào cõi thần tiên...
Hiện nay, thác Prenn do Công ty cổ phần Dịch vụ Du lịch Đà Lạt quản lý khai thác nhưng đang trong tình trạng xuống cấp do không được tu bổ, sửa chữa thường xuyên
THÁC HANG CỌPThác Hang Cọp là một thác nước thuộc thành phố Đà Lạt. Thác có chiều cao khoảng 50 mét.
Thác nằm cách quốc lộ 20b khoảng 2,7 km về phía đông, thuộc ấp Túy Sơn, xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt. Thác có nhiều tên gọi khác nhau như: Thác Đạ Sar, Long Nhân, Hang Cọp, Thác Ông Thuận, Thiên Thai... Thác cách xa khu vực dân cư 3 km, nằm trong khu rừng thông với diện tích 308 ha, chiều cao thác khoảng 50 m, dài 500 m. Dưới thác có một cái hang trong tảng đá lớn người ta đồn rằng nơi đây ngày xưa là nơi trú ngụ của một con cọp cho nên mới lấy hang cọp mà đặt tên cho thác.
Thiên nhiên quanh thác Hang Cọp hiện nay vẫn còn giữ được vẽ nguyên thủy sơ khai.
Huyền bí thác HANG CỌPNếu đứng dưới chân thác, du khách sẽ thấy bên trên là hai thác nhỏ liên hoàn nhau, dòng nước từ trên cao khoảng 6-8m chảy xuống chân những tảng đá lớn, bọt nước trắng xóa uốn lượn 20m thì đến thác nước cuối cùng.
Dòng nước rộng chừng 10m từ trên độ cao thẳng đứng 20m đổ vào một chiếc hồ xinh xắn bên dưới. Tiếng thác phát ra như tiếng cọp gầm, vang xa 2km. Dòng nước từ thác lớn tạo ra 7 tầng thác phía dưới, cao trung bình 4m. Bên cạnh thác có một hang đá rộng chừng 40m3, có 3 ngăn, 1 ngách và 2 miệng hang được tạo một cách tự nhiên. Người Chill gọi là Hang Cọp, tương truyền có cọp ở đó. Trước năm 1975, người K’Ho sinh sống bằng nghề làm rẫy, đốt than, săn bắn và đánh cá cư trú rải rác dọc sông Đạ Kòn, sông Đạ Langbian thuộc địa phận xã Xuân Thọ. Khoảng năm 1950-1975, nơi đây là cơ sở cách mạng, quân giải phóng đặt tên thác này là thác Ông Thuận.

Thác Hang Cọp nằm cách quốc lộ 20B 2,7 km về phía đông, thuộc ấp Túy Sơn, Xã Xuân Thọ, Thành phố Đà Lạt. Có nhiều tên gọi khác nhau dành cho thác nước này: Thác Đạ Sar, Long Nhân, Hang Cọp, Thác Ông Thuận, Thiên Thai... thác cách xa khu vực dân cư 3 km, nằm trong khu rừng thông với diện tích 308 ha, chiều cao thác khoảng 50 m, dài 500 m.
Thác có truyền thuyết liên quan đến lịch sử của các vương quốc Chàm trong các đợt giao chiến. Người già dân tộc Chill kể rằng, ngày xưa, dưới cái hồ xinh xắn của thác có một tượng đá hình dáng như bức tượng mẹ bồng con. Khi vua Chàm gây chiến tranh lên Tây nguyên, dừng chân đóng trại dưới chân đèo Krông-fa (đèo Ngoạn Mục ngày nay). Suốt 10 đêm ở phòng tuyến, nhà vua không đêm nào ngủ được, trong những lúc thiếp đi chập chờn, vua nghe văng vẳng tiếng gầm rú man dại của núi rừng hòa lẫn với những âm thanh huyền bí. Tự mình thống lĩnh hàng trăm quân vượt đèo Krông-fa quyết tâm tìm cho được âm thanh huyền bí kia.
Khi đến thác nước này, nhà vua thấy nước dồn dập từ trên cao đổ xuống trên vai tượng đá có hình mẹ bồng con và từ đó phát ra những âm thanh huyền bí. Vua Chàm bèn xua quân lính đập phá tan tành tượng đá, sau khi phá được tượng đá, bị dòng nước cuốn trôi xuống dòng Đạ Langbian và chết gần hết. Với số quân còn lại ít ỏi, vua Chàm cho khiêng tất cả những mảnh đá vỡ về đất Chàm. Trên đường đi, binh sĩ Chàm chịu nhiều bệnh tật, kiệt sức, không ai đem được một cục đá nhỏ nào về nước được. Đá rơi xuống phía dưới thác tạo ra 7 tầng, về sau, người Cil thu lượm những viên đá rơi vãi dọc đường đem về làm đàn đá, treo trên nương rẫy để đuổi chim muông, thú rừng. Để tưởng nhớ đến người mẹ của họ, người Cil đặt tên cho dòng thác này là thác Long Nhân.
Những dịp lễ, tết, ngày nghỉ du khách thường đến thưởng ngoạn. Ở đây, cái vẻ hoang vắng, tĩnh mịch của núi rừng chưa bị phá vỡ, cảnh quan còn tương đối nguyên vẹn. Vùng rừng nguyên sinh với nhiều loại cây quý, nhiều cầm thú, thỉnh thoảng dân địa phương bắt gặp nai đỏ, heo rừng, chồn, cheo, thỏ, vượn, mễn... Suối nước chảy quanh năm hòa lẫn với tiếng hót của nhiều loài chim, hai bên suối dây leo chằng chịt... Thật là nên thơ và đầy thú vị
THÁC PONGOURThác Pongour hay còn gọi là thác Bảy tầng là một ngọn thác tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, nằm cách Đà Lạt 50 km về hướng Nam.
Thác đổ từ độ cao gần 40 mét, trải rộng hơn 100 mét, qua hệ thống đá bậc thang bảy tầng. Bao quanh là khu rừng nguyên sinh có diện tích khoảng 2,5 ha với thảm thực vật đa dạng, phong phú
Truyền thuyết kể rằng: Ngày xưa, vùng đất Phú Hội - Tân Hội - Tân Thành bây giờ do một nữ tù trưởng K’Ho xin đẹp tên là Kanai cai quản. Nàng có tài chinh phục thú dữ phục vụ lợi ích con người, trong đó có bốn con tê giác to lớn khác thường, luôn tuân lệnh Kanai dời non ngăn suối, khai phá nương rẫy trồng bắp, gieo lúa và sẵn sàng xung trận chiến đấu chống kẻ thù, bảo vệ buôn làng. Nhờ đó, cuộc sống cộng đồng ngày càng sung túc, thanh bình. Mùa xuân năm ấy, đúng ngày rằm tháng giêng, nàng nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng. Bốn con tê giác quanh quẩn đêm ngày không rời thân chủ nửa bước, chẳng buồn ăn uống cho đến chết... Bỗng một sáng bình minh vừa hé, mọi người hết sức ngạc nhiên khi thấy nơi nàng yên nghỉ sừng sững ngọn thác đẹp tuyệt trần. Thì ra, suối tóc Kanai đã hoá thành làn nước trong xanh, mát rượi, tung bọt trắng xoá, còn những phiến đá bàn xanh rêu xếp từ cao xuống thấp, làm nền cho thác đổ, chính là các cặp sừng của đàn tê giác hoá thạch - biểu tượng của sức mạnh đoàn kết, gắn bó vĩnh cửu giữa con người với thiên nhiên bao la.
Pongour là tên do người Pháp phiên âm từ tiếng bản địa K’Ho: Pon-gou có nghĩa là ông chủ vùng đất sét trắng. Theo một số tài liệu địa chất của người Pháp, vùng đất này có nhiều kaolin.
Pongour là thác nước duy nhất có ngày hội. Hằng năm cứ vào dịp rằm tháng giêng âm lịch, từ khắp nơi các nam thanh nữ tú không phân biệt dân tộc đổ về đây trẩy hội mùa Xuân. Đây là dịp mà mọi người sống cởi mở, chân tình, tự do tìm hiểu và yêu mến nhau.

HỒ XUÂN HƯƠNG



Xuan Huong lake is the most beautiful lake in Da Lat. It is approximately 5 km2. In 1919 a dam was formed on a branch of Camly river creating a small lake. In 1923, another dam was built further down stream to create yet another lake. During a severe storm in 1932, both dams were destroyed. Between 1934-35, a larger dam was built of boulders (site of Ong Dao bridge today) below the sites of the two previous dam creating one large lake named Ho Lon or Large lake. Ho Lon was later renamed after Ho Xuan Huong, a famous vietnamese poet in the 17th-century.
Da Lat is also famous for its many waterfalls and lakes, one of which is Ho Xuan Huong (Xuan Huong lake). This man made lake was a site where many indigenous people of Langbian high land made their homes. In 1984, the lake was emptied for renovation purposes. At the bottom of the lake, scientists found many relics belonging to the hill tribe that once lived in this area. Xuan Huong lake is shaped like the crescent moon. Visitors to Da Lat and the town's people use the lake as a place to meet and talk. The lake is also where many honeymooners come to visit.
ONG DAO Bridge

Lịch sử
Hồ Xuân Hương nguyên là thung lũng có dòng suối Cam Ly chảy qua, nơi quần tụ của các cư dân Lạch buổi ban đầu. Năm 1919, từ sáng kiến của viên công sứ Cunhac, kỹ sư công chánh Labbé đã tiến hành việc ngăn dòng suối làm thành hồ. Năm 1923, chính quyến đương thời lại cho xây thêm một đập phía dưới tạo thành 2 hồ. Tháng 3 năm 1932, một cơn bão lớn làm cả hai đập bị vỡ. Năm 1934 - 1935, kỹ sư Trần Đăng Khoa lại thiết kế, xây dựng một đập lớn bằng đá: đó là cầu ông Đạo ngày nay. Người Pháp đặt tên là Grand Lac (Hồ Lớn).
Đập này nằm trước Dinh Quản Đạo mà vị Quản đạo bấy giờ là Phạm Khắc Hòe vẫn được dân địa phương xưng gọi "ông Đạo" nên khi đập cũng là cầu xây xong, người dân quen gọi là "Cầu Ông Đạo". Năm 1953, Nguyễn Vỹ, chủ tịch hội đồng thị xã, đề nghị đổi tên Grand Lac thành Hồ Xuân Hương. Mấy chục năm qua, Hồ Xuân Hương là tấm gương trong của thành phố đã làm tăng thêm vẻ yêu kiều, duyên dáng cho Đà Lạt sẽ đơn điệu, cô quạnh và lạc lõng với những rừng thông bạt ngàn
Hồ là con tim của thành phố Đà Lạt và là một trong những thành phố hiếm hoi có hồ nằm ngay trung tâm. [2]Hồ là địa danh nổi tiếng và còn là địa điểm tham quan du lịch khá hấp dẫn tạo nên nét đặc sắc cho Đà Lạt.
Hàn Mặc Tử đã viết về hồ Xuân Hương - một viên ngọc xanh giữa lòng thành phố Đà Lạt.
Ai hãy lặng thinh chớ nói nhiều
Để nghe dưới nước đáy hồ reo
Để nghe tơ liễu run trong gió
Và để nghe trời giải nghĩa yêu
Hồ Xuân Hương là một hồ đẹp nằm giữa trung tâm thành phố Đà Lạt. Xung quanh hồ có rừng thông và các bãi cỏ, vườn hoa. Đây là địa điểm du khách ưa thích đi dạo bộ hoặc xe ngựa khi đến tham quan thành phố Đà Lạt. Hồ Xuân Hương là hồ nhân tạo, rộng chừng 5km. Hồ có hình trăng lưỡi liềm kéo dài gần 7 km đi qua nhiều địa danh du lịch của thành phố Đà Lạt như: Vườn hoa thành phố, Công viên Lê Nin, Đồi Cù,...
Hồ Xuân Hương rộng 38ha, có độ sâu trung bình 1,5m, nằm trên độ cao 1478m, là trái tim của thành phố Đà Lạt.
Ngày xưa, nơi đây vốn là vùng đầm lầy mọc cỏ lác dùng để dệt chiếu và ruộng lúa của người Lạch sản xuất ven dòng suối Đạ Lạch (nay gọi là suối Cam Ly). Gần góc đường Nguyên Tử Lực- Bà Huyện Thanh Quan có một buôn của người Lạch.
Năm 1919, theo sáng kiến của công sứ Cunhac trong chương trình xây dựng Đà Lạt , kỹ sư công chánh Labbé xây dựng một đập nước từ nhà Thủy Tạ đến gần ngã tư các đường Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Thái Học, Bùi Thị Xuân, Đinh Tiên Hoàng tạo thành một hồ nước. Người Pháp gọi hồ này là Grand Lac (Hồ Lớn) để phân biệt với hồ nước ở cư xá Saint Benoit (khu Chi Lăng ngày nay) gọi là hồ Saint Benoit.
Ruộng lúa nằm trong lòng hồ, do đó người Lạch phải dời đến buôn Rơhàng Kròc (Rơhàng: buôn cũ, kròc: cam; người Pháp phiên âm là Ankroet). Đến năm 1942, khi xây dựng đập Suối Vàng, người Lạch lại phải dời đến buôn Đờng Tiang Đe (Đờng: lớn, Tiang: đuôi, đe: con chuột) ở trung tâm huyện Lạc Dương hiện nay.
Năm 1921-1922, theo lệnh của công sứ Garnier, đập nước được dâng cao và nối dài thêm.
Năm 1923, một đập thứ hai được xây dựng ở phía dưới đập đầu tiên tạo thành hai hồ nước. Cả hai đập này không có đập tràn kiên cố nên bị cơn bão dữ dội tháng 5 năm 1932 phá vỡ. Ngay sau đó, đập nước được xây dựng lại.
Năm 1934 - 1935, kỹ sư Trần Đăng Khoa thiết kế, xây dựng một đập lớn bằng đất có chiều cao 6,9m, chiều dài 50m, xi phông xả lũ và cầu giao thông dài 37,5m. Cầu thường gọi là cầu Ông Đạo vì gần văn phòng viên quản đạo.
Từ năm 1953, Grand Lac được đổi thành hồ Xuân Hương và hồ Saint Benoit thành hồ Mê Linh. Công trình hồ Xuân Hương đã trải qua nhiều lần sửa chữa vào các năm : 1947, 1953, 1979, 1984, 1996.
Năm 1984, đáy hồ được nạo vét chủ yếu bằng thủ công và gia cố xi phông.
Từ năm 1996, hồ Xuân Hương được tôn tạo theo dự án gồm 4 hạng mục chính :
Sửa chữa gia cố công trình xi phông tháo lũ kết hợp với cầu giao thông;
Nạo vét hồ bằng phương tiện cơ giới, khôi phục diện tích mặt nước và dung tích hồ;
Tôn tạo bờ hồ chống sạt lở, xây dựng các vườn hoa nhỏ, đường đi dạo quanh hồ;
Xây dựng 4 hồ chứa ngăn chặn bồi lắng và chống ô nhiễm nguồn nước.
Vào mùa nắng, mặt hồ Xuân Hương trong xanh, phẳng lặng, nhưng vào mùa mưa, thỉnh thoảng nước đỏ ngầu do phù sa các dòng suối chảy về. Trên mặt hồ đã tổ chức đua thuyền buồm, thuyền độc mộc, ca-nô, lướt ván, biểu diễn máy bay điều khiển từ xa, bắn pháo hoa,…
Các con đường chạy quanh hồ Xuân Hương (Nguyễn Thái Học, Bà Huyện Thanh Quan, Yersin, Trần Quốc Toản, Lê Đại Hành) dài 5,1km, tương đối bằng phẳng, là nơi thường diễn ra đua xe đạp cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh trước ngày 30-4, đi bộ vào buổi sáng và chạy việt dã trong những dịp lễ hội. Du khách có thể thuê xe đạp đôi chạy quanh hồ.
Chung quanh hồ Xuân Hương có nhà Thuỷ Tạ, khách sạn Sofitel Dalat Palace, công viên Xuân Hương, nhà hàng Xuân Hương, nhà hàng Thanh Thuỷ, đài phun nước, khách sạn Empress, khách sạn Hương Trà, toà giám mục giáo phận Đà Lạt, khu vui chơi giải trí Đà Lạt, đồi Cù, vườn hoa thành phố, chùa Quan Thế Âm, khách sạn Du lịch Công đoàn, công viên Yersin, quảng trường (sân vận động), Trung tâm Văn hoá - Thông tin Lâm Đồng, Trung tâm Lễ hội Văn hoá Du lịch Lâm Đồng.
Nhà Thuỷ tạ nguyên là Câu lạc bộ thể thao dưới nước dành cho những người thích bơi lội và những người yêu thích chèo thuyền buồm (yacht) và thuyền hai mái chèo (périssoire). Người Pháp gọi nhà Thuỷ tạ là Grenouillère (tổ ếch) vì nhà Thuỷ tạ có bục nhào dành cho người bơi lội nhào từ bục xuống giống như con ếch. Hiện nay, nhà Thuỷ tạ được dùng làm quán rượu - nhà hàng (bar - restaurant).
Trước nhà Thuỷ tạ là một vườn hoa nhỏ (ngày xưa gọi là vườn hoa Tao Đàn) với nhiều loài hoa đẹp, trong đó có một trong những cây phượng tím (Jacaranda acutifolia) xưa nhất trồng từ năm 1960.
Khách sạn Sofitel Dalat Palace nằm trên một ngọn đồi trông xuống hồ Xuân Hương. Khách sạn nguyên là Langbian Palace được khởi công xây dựng năm 1916, khánh thành năm 1922 và được Công ty Du lịch Lâm Đồng liên doanh với Công ty DRI nâng cấp năm 1991. Hiện nay, khách sạn Sofitel Dalat Palace là khách sạn 5 sao. Khách sạn giống như một dinh thự (palace) nguy nga, tráng lệ mang phong cách kiến trúc hiện đại kết hợp với trường phái cổ điển. Trước khách sạn là thảm cỏ xanh mượt với những cụm hoa chăm sóc công phu.
Năm 1946, Nguyễn Tường Tam - Trưởng đoàn và Võ Nguyên Giáp - Phó Trưởng đoàn của phái đoàn nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tham dự Hội nghị trù bị Đà Lạt đã ở tại khách sạn Langbian Palace.
Năm 1975, nơi đây cũng đã được Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương chọn để tổ chức Hội nghị tổng kết chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Đài phun nước được xây dựng trước năm 1975, tôn tạo vào năm 2003 nhân dịp kỷ niệm 110 năm Đà Lạt hình thành và phát triển.
Hàng tùng gai dọc đường Nguyễn Thái Học soi bóng xuống mặt nước hồ Xuân Hương

Trung tâm vui chơi giải trí Đà Lạt rộng 7.500m2 là đơn vị hợp tác kinh doanh giữa Công ty Quản lý Công trình Đô thị Đà Lạt và TOA Economic - Lab Co. LTD Kyoto Nhật Bản được thành lập ngày 24-3-1998 với chức năng: tổ chức các loại hình vui chơi, giải trí, văn hoá - thể thao - du lịch.
Trung tâm khai trương ngày 16-2-1999 với 16 trò chơi: Games, xe điện, xe đua, xe đụng, xe lửa, đu quay ngũ hình (5 con thú), đu quay thẳng đứng, đu văng, hoả tiển, nhà banh, nhà bong bóng, ngựa quay, thuyền đụng, xích lô, con sâu, con cá.
Ngoài khu vui chơi giải trí Đà Lạt ở đường Nguyễn Thái Học dành cho thiếu nhi, Trung tâm còn có Câu lạc bộ bơi thuyền thành lập năm 2001 cho thuê ca-nô du lịch, ca-nô cá heo, xe đạp nước, thuyền buồm, chèo Liên Xô, Kayak, tắc ráng, périssoire.
Đồi Cù gồm 3 ngọn đồi mấp mô rộng 65ha nằm giữa các đường Đinh Tiên Hoàng, Bà huyện Thanh Quan, Trần Nhân Tông, dành cho môn thể thao thời thượng : đánh cù (golf) .
Sân cù được thành lập vào năm 1922 với 9 lỗ. Năm 1992, sân cù được tôn tạo và sân cù mới 18 lỗ được khánh thành vào tháng 11-1993.
Vườn hoa thành phố Đà Lạt nằm ở phía Đông Bắc Hồ Xuân Hương. Vườn hoa được khởi công xây dựng ngày 21-6-1973 và phát triển từ năm 1985, rộng 11ha do Công ty Công viên hoa và cây xanh thành phố Đà Lạt quản lý. Đây là nơi hội tụ nhiều loài hoa đẹp của phương Đông và phương Tây. Trước năm 1975, gần vườn hoa thành phố Đà Lạt có vườn hoa Bích Câu là vườn hoa lớn nhất ở Đà Lạt thời bấy giờ trồng nhiều cây mai anh đào.
Công viên Yersin được khánh thành năm 2003.
Hồ Xuân Hương có nhiều điểm, góc chụp hình rất đẹp, là nguồn cảm hứng của nhiều thế hệ văn nghệ sĩ, nổi tiếng nhất là hai bài thơ sáng tác năm 1933: Đà Lạt trăng mờ của Hàn Mặc Tử và Đà Lạt đêm sương của Quách Tấn.








ĐỒI CÙVừa đặt chân đến trung tâm thành phố, du khách có thể nhìn thấy những quả đồi tròn trịa mấp mô tựa hồ một thảo nguyên soi bóng xuống mặt hồ nước phẳng lặng, đó là Đồi Cù mà có người ví như trái tim, như nhịp thở của Đà Lạt.
Đồi Cù và hồ Xuân Hương nằm kề bên thường được nhắc đến như một địa danh kép - nhiều người cho rằng Đà Lạt sẽ kém phần mỹ lệ nếu thiếu Đồi Cù và hồ Xuân Hương. Ngay từ 1942, khi thiết kế đồ án quy hoạch thành phố Đà Lạt kiến trúc sư Lagisquet đã khoanh vùng Đồi Cù như một khu vực “bất khả xâm phạm” nhầm tạo một tầm nhìn thoáng đãng cho Đà Lạt. Về sau, một kiến trúc sư người Anh đã thiết kế biến Đồi Cù thành sân golf 9 lỗ khá nổi tiếng của vùng Đông Nam Á.
Tên Đồi Cù không rõ có từ bao giờ, còn vì sao gọi “Đồi Cù” lại có hai hướng lý giải có người cho rằng những quả đồi thoai thoải nơi đây khi nhìn từ xa giống như tấm lưng trần của những con cù khổng lồ nên đã ví von gọi là “Đồi Cù”; cũng có người giải thích sở dĩ có tên “Đồi Cù” vì nơi đây là một địa điểm chơi golf hay còn gọi là đánh cù, và tên “Đồi Cù” đã từ môn chơi này mà có.
Hiện nay Đồi Cù đã được nâng cấp thành sân golf 18 lỗ, là liên doanh giữa công ty Du lịch Lâm Đồng và công ty Da Nao Hồng Kông.

Nhiều người Đà Lạt vẫn tiếc nuối cái thời Đồi cù bị bỏ hoang để ngựa lên gặm cỏ, cho học sinh vào mùa hè có chỗ đi bắt dế, cắm trại, thả diều, cho những đôi tình nhân có chỗ tâm tình. Tôi cũng vậy, thích đồi cù của ngày xưa với những buổi chiều lên đó chơi đá cỏ, thả diều… cùng bạn bè. Nhưng nhớ nhất là màu sắc và vị ngọt của loại cỏ đổi màu theo hai mùa mưa nắng, giờ đã được thay bằng cỏ bent mềm nhập tận bên Mỹ.
Lịch sử làng golf Việt Nam không thể không nhắc tới sân golf Đà Lạt (Đồi cù), người con cả của làng golf Việt Nam (ra đời năm 1935). Bảo Đại – ông vua cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam, một vị vua bị “Tây hoá”, là người VN đầu tiên khởi xướng phong trào golf ở VN cũng chính là ông chủ đầu tiên của sân golf này. Sân golf là một địa điểm lý tưởng để chơi golf và một địa điểm lý tưởng để ngắm phố núi mờ sương.
Gần thế kỷ sau, cũng chính sân golf này đã được một nhà đầu tư đến từ Mỹ chọn để tái khởi xướng phong trào chơi golf trở lại Việt Nam sau nhiều năm ngủ quên vì yếu tố lịch sử. Thế là từ 8 lỗ, thành 18 lỗ, sân golf thay da đổi thịt khoác lên mình chiếc áo thật sang trọng với cái tên cũng Tây - Đà Lạt Palace Golf Club.
Nhưng, người sang trọng này rất khó gần. Người Đà Lạt hay đùa với nhau: “vào các lâu đài hay dinh thự của vua còn dễ chứ đi chơi một vòng sân golf thì coi bộ khó.”
Hiện nay, GDP của Đà Lạt bình quân chỉ đạt sấp xỉ 9 triệu đồng/người/năm nhưng giá một tour chỉ 9 lỗ golf tại đây lên tới 80 USD (khoảng 1,2 triệu đồng).
Thế nhưng giờ đây, người Đà Lạt, một số lại tự hào khi nhắc tới sân golf mà họ quen gọi là Đồi cù – cái tên nhiều ý nghĩa và gần gũi với người dân Đà Lạt.
Đồi cù gồm có 3 ngọn đồi nhỏ: Đồi gặp gỡ, Đồi hẹn ước và Đồi ái ân, nối nhau bằng con suối Đẫm lệ (từng được tạp chí Golf của Mỹ xếp vào Top 100 sân golf đẹp nhất thế giới). Gần đây nhất, nhằm xoá định kiến “sân golf bên ta giá cả bên Tây”, Đà Lạt Palace Golf Club đã mở những lớp huấn luyện cấp tốc để chơi thử từ 30 tới 100 banh kết hợp thăm quan sân golf với giá vé chỉ 100 ngàn; 15.000 - 45.000/người/45 phút tập đánh từ 30 tới100 banh và đi thăm quan; một tour chơi và học bài bản hơn gồm cả lý thuyết (1 giờ lý thuyết) kết hợp thực hành 9 lỗ golf giá 300 ngàn. Giám đốc, ông Feff Phuchenski cho biết, Tour này mở ra chủ yếu phục vụ khách du lịch có nhu cầu thử chơi golf và thăm quan đồi cù nhằm khai thác vẻ đẹp và vị thế nằm trên một quả đồi lớn 62 ha giữa lòng thành phố.
Lưng dựa vào trường Đại học Đà Lạt, một trong những ngôi trường được đánh giá đẹp nhất Đông Nam Á, trước mặt là Hồ Xuân Hương, bên phải là vườn hoa thành phố, còn bên trái giáp với một con đường rất hữu tình, sinh viên Đà Lạt gọi là “Con đường tình”. Còn vị trí nào tuyệt hơn không?
Thêm nữa, Ông Feff nói, Đà Lạt Palace golf club, mặt sân được trồng loại cỏ bent mềm nhập từ Mỹ có độ mịn cao, giúp đường bóng đi chuẩn và nhanh, trong số những sân golf Việt Nam hiện có, chỉ duy nhất sân Đà lạt sở hữu loại cỏ này, sân golf lại có địa hình đẹp, độ thách thức cao
Một sân golf lý tưởng giữa khung cảnh lãng mạn, không chỉ đơn thuần là chơi golf mà còn có thể thu vào tầm mắt biết bao nét đẹp của thành phố cao nguyên lãng mạn đã tiêu tốn không ít giấy...