Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 3/15/2011(UTC) Posts: 2,946  Location: VN Thanks: 53 times Was thanked: 113 time(s) in 105 post(s)
|
MŨI NÉ - ĐẶC SẢN
Tên gọi Mũi Né xuất phát từ việc ngư dân, mỗi khi đi biển gặp bão, thường đến đây nương náu. "Mũi" là cái mũi đất đưa ra biển; "Né" có nghĩa là để né tránh. Nơi đây có sự hài hòa giữa màu vàng của cát, màu óng của nắng và màu xanh thẳm của biển tạo cảm giác ấm áp và trong lành, thu hút rất nhiều du khách.
Bất cứ ai muốn kiếm tìm một không gian nắng ấm, nhiều gió, ít bão, nhiệt độ trung bình từ 26 – 27 độ C, hãy đến Phan Thiết tận hưởng cảm giác đó, cùng ngắm những thắng cảnh đẹp nơi đây.
Từ rất lâu Phan Thiết đã được coi là một trong những thành phố du lịch hấp dẫn nhất Việt Nam với những thắng cảnh đẹp như Mũi Né, Hòn Rơm, núi Tà Cú, tháp Chàm, đồi Cát Bay, di tích lầu ông Hoàng, bãi đá Ông Địa, đồi Trinh Nữ… chính vì là thành phố du lịch hút khách nên ở Phan Thiết mọc lên rất nhiều khu du lịch sinh thái biển cao cấp gồm Resort Thiên Thảo – Thiên Hà, Sài Gòn – Mũi Né… Các resort thiết kế theo phong cách khác nhau gây ấn tượng với khách du lịch, tạo ra nơi thu giãn, nghỉ ngơi lý tưởng.
ĐỒI TRINH NỮ

Đến với Phan Thiết khách du lịch sẽ trải qua một kỳ nghỉ tuyệt vời, tham quan các thắng cảnh đẹp, các di tích lịch sử, tham gia nhiều hoạt động thú vị khác như: đi dạo trong những vườn thanh long chín đỏ, chạy ca nô, lướt sóng, thả diều trên biển, du lượn… đặc biệt đồi cát Mũi Né là nơi có chơi trò trượt cát độc đáo. Khách du lịch nào ưa những hoạt động mạo hiểm có thể thuê xe đặc chủng vượt qua hòn Rơm, suối nước, hòn Ngời, chinh phục đồi Trinh Nữ. Một điều hiển nhiên khi đến Phan Thiết là tắm biển, hòa mình giữa nắng ấm, đắm mình trong làn nước xanh, phơi mình trên dải cát trắng luôn tạo cảm giác thoải mái, dễ chụi cho khách du lịch. Những bãi biển thu hút khách du lịch nhiều nhất là biển Mũi Né, biển Hàm Tiến, biển Tiến Thành 
LẦU ÔNG HOÀNG
Vào năm 1911, Công tước De Montpensier qua Việt Nam du lịch và săn bắn. Nhận thấy phong cảnh tại những ngọn đồi xung quanh Phan Thiết rất hữu tình, nên ông đã mua lại mảnh đất rộng 536m2, cách Tháp Pôshanư 100 m về hướng nam đê xây dựng biệt thự.
Tòa biệt thự được khởi công xây dựng ngày 21 tháng 2 năm 1911 với quy mô 13 phòng rộng cùng nhiều tiện nghi phụ trợ, như máy phát điện đặt dưới tầng hầm, bể chứa nước có thể dùng đủ cả năm. Khi xây xong, biệt thự được xem là công trình hiện đại nhất Bình Thuận lúc bấy giờ. Tên gọi Lầu Ông Hoàng xuất phát từ cách gọi của người dân trước sự sang trọng của người Pháp cư ngụ ở đây. Lầu Ông Hoàng có một vị trí đẹp, cao 105m so với mặt nước biển, cách trung tâm Thành phố Phan Thiết 7 km nằm trên khu vực đồi Bài Nài.
Tháng 7 năm 1917, Công tước De Montpensier bán lại biệt thự cho một chủ khách sạn người Pháp tên là Prasetts. Sau này, vua Bảo Đại mới mua lại nó.
Sau khi thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam năm 1945, quân Pháp đã xây dựng một hệ thống đồn bót với nhiều lô cốt để canh giữ toàn vùng Phan Thiết. Lầu Ông Hoàng trở thành nơi diễn ra nhiều trận đánh ác liệt. Kể từ đó trở đi, Lầu ông Hoàng không còn được ai chăm nom và dần trở nên xuống cấp, hoang phế.
Ngày nay, Lầu ông Hoàng đã trở thành phế tích với nhiều vết đạn, cỏ dại mọc khắp nơi và có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào.
Giai thoại liên quan đến Hàn Mặc Tử
Chữ viết của MỘNG CẦM
Địa danh Lầu Ông Hoàng còn gắn với tên tuổi nhà thơ Hàn Mạc Tử - bởi lẽ Lầu Ông Hoàng từng là nơi hẹn hò và nơi ngắm trăng của Hàn Mạc Tử và Mộng Cầm, người tình của nhà thơ. Nhà thơ Hàn Mạc Tử có nhiều bài thơ nói về nơi này, nổi tiếng là bài "Phan Thiết Phan Thiết" với những vần thơ lạ kỳ, ý thơ thống thiết; Trong bài thơ này ông ví mình như chim Phượng hoàng, bay qua nhiều cung trời để rồi rớt xuống một cù lao, sau nhiều năm tu luyện đã thành chánh quả, ông theo thất tinh chỉ hướng để đi tìm một người thục nữ và ông:
...lang thang tìm tới chốn Lầu Trăng Lầu Ông Hoàng, người thiên hạ đồn vang.
Nơi đã khóc, đã yêu thương da diết...
Tương truyền Hàn Mặc Tử đã phóng bút tích của mình lên tấm bia đá tại Lầu ông Hoàng, tuy nhiên, di tích đó hiện nay chỉ còn là đống gạch vụn.
Trong ca khúc "Hàn Mặc Tử" của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh cũng có nhắc đến Lầu Ông Hoàng : "Lầu ông Hoàng đó, thuở nào chân Hàn Mặc Tử đã qua. Ánh trăng treo nghiêng nghiêng, bờ cát dài thêm hoang vắng..." http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=SpX6xB1mha
HÒN RƠM
Hòn Rơm là tên một núi nhỏ vẫn còn hoang sơ, nằm tại phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết Do thời tiết thuận lợi, thích hợp phát triển các loại thực vật nên ở trên núi này có một loại cỏ ống dài khoảng 0,50m; vào mùa nắng lớn, cỏ bị cháy khô, màu vàng. Người dân đi biển ở ngoài khơi nhìn vào ngọn núi thấy dáng khô vàng giống như một đụm rơm khổng lồ, nên mới gọi là Hòn Rơm. Ngày nay, Hòn Rơm thực chất là một "tiểu khu" du lịch của Mũi Né, với cảnh quan đẹp trầm lắng, bãi tắm dài hơn 17 km, vẫn còn nguyên sơ, chưa có người ở và khai thác, gọi là Bãi sau Hòn Rơm. Tại đây, nước xanh trong vắt, sóng êm, không có đá ngầm. Vào mỗi buổi sáng hoặc buổi chiều, người ta có thể ngồi tại đây ngắm bình minh hay hoàng hôn; vào buổi tối nhìn trăng lên hay tổ chức lửa trại.
Nằm trong khu phức hợp các bãi tắm của Hòn Rơm có rất nhiều bãi tắm dành riêng cho du khách. Cụm bãi tắm có rất nhiều khu, ví dụ: Hòn Rơm 1 , Hòn Rơm 2 , Thùy Trang, v..v . Nhưng hầu hết các bãi tắm này đều dành riêng cho du khách nội địa, trong khi đó, các du khách nước ngoài đều tập trung tại khu resort cao cấp nằm phía trên.
ĐỒI CÁT BAY
Đồi Cát Mũi Né, còn gọi là Đồi Cát Bay - một trong những bải cát trãi dài nhiêu cây số và lan rộng ở một diện tích không nhất định với tổng thể lớn. Nằm trải dài từ tỉnh Bình Thuận đến Ninh Thuận nhưng điểm tham quan chính của đồi cát và được xem là đẹp nhất nằm trên đường ra Mũi Né, nằm đối diện Suối Tiên và nhà hàng Hương Trà
Tên gọi bắt nguồn từ việc đồi cát có màu sắc chính là vàng, là mỏ sắt cổ tồn tại hàng trăm năm kiến tạo nên. Gọi là đồi cát bay vì hình dáng của đồi Cát thay đổi theo giờ, theo ngày, theo tháng v..v và không có hình dáng nhất định. Việc tạo nên hình dáng trăm hình, trăm dáng của cát là do gió bào mòn và thổi bay lớp cát mỏng manh phía trên. Kết hợp với việc xâm thực của cát và hiện tượng rạng của bờ biển khiến cho hiện tượng sa mạc hóa và sạt lở của bờ biển diễn tiến vô cùng nghiêm trọng. Đây là điểm tham quan thu hút khá nhiều du khách do hình dáng đẹp của cát và màu sắc cát..
TỪ ĐỒI CÁT BAY NHÌN SANG HÒN RƠM        
SUỐI TIÊN
Suối Tiên là một khe nước nhỏ ngay cạnh Hòn Rơm, thuộc phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết, khu vực này được du khách đặt cho là "Bồng Lai Tiên Cảnh"[cần dẫn nguồn].
Trước đây, khe nước nhỏ này còn có tên gọi là Suối Tre. Người Phan Thiết cũng ít ai biết Suối Tre vì nó nằm khuất sau những đồi cát cháy nắng.
Không gian tại đây đỏ rực bởi màu cát và nằm cách bãi biển không xa lắm. Có hàng nghìn nhũ cát lô nhô chĩa thẳng lên trời như đỉnh tháp. Cát bị mưa gió bào mòn nên có nhiều hình thù kỳ lạ, nhưng cứng như đá. Từ trên cao nhìn xuống vào lúc chiều tối, khu vực này giống như một vùng lâu đài thành quách bị lãng quên. Giữa những đỉnh nhọn có những khe, hẻm nhỏ để người ưa thám hiểm leo trèo nhưng lối nào cũng hẹp chỉ đủ một bàn chân.
VẠN THUỶ TÚ
Vạn Thủy Tú tọa lạc trên đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận là nơi thờ thần Nam Hải - tức Cá Ông, theo tín ngưỡng của ngư dân vùng biển.. Các Vạn thường được xây dựng ngay sát bờ biển của các làng chài. Vạn này được ngư dân làng Thủy Tú xây dựng vào năm Nhâm Ngọ 1762 để thờ Cá Ông (cá voi) với chính điện, nhà thờ Tiền Hiền, Võ Ca được bố trí theo hình chữ Tam, mặt chính quay về hướng Đông. Khi mới xây dựng xong, cửa Vạn sát ngay bờ biển, ngày nay bờ biển đã dời xa ra ngoài hơn 100 m.
Vạn Thủy Tú là một trong những Vạn cổ xưa nhất của nghề biển ở Bình Thuận. Bên trong Vạn có nhiều di sản văn hóa Hán - Nôm liên quan đến nghề biển, thể hiện trong nội dung thờ phụng ở các khám thờ, tượng thờ, hoành phi, liên đối, trên văn khắc của Đại hồng chung Tục thờ Cá Ông là tín ngưỡng của người Chăm xưa kia. Thế nhưng, tại Bình Thuận, tục thờ Cá Ông đã bị bản địa hóa, biến thành tín ngưỡng của riêng người Việt và người Hoa sinh sống tại địa phương.
Vạn Thủy Tú cũng là một trong những di tích cổ có số lượng lớn sắc phong của các vị Vua Triều Nguyễn ban tặng bởi vì trước đây, trong chiến tranh phong kiến với nghĩa quân Tây Sơn, các tướng lĩnh nhà Nguyễn đã nhiều lần được cá Voi cứu nạn trên biển.
Có tất cả 24 sắc phong của các đời vua : Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh, Duy Tân, Khải Định, (riêng Vua Thiệu Trị ban tặng 10 sắc Thần, đây là điều hiếm thấy so với các di tích khác).
Thờ cá Ông: theo ngư dân, đó là vị Thần thường cứu giúp họ mỗi khi gặp nạn trên biển, là vị Thủy Thần nên được ngư dân kính yêu và tôn trọng. Xuất phát từ những lễ nghi tín ngưỡng xưa của người Chăm, nên tín ngưỡng dân gian gắn với tín ngưỡng nghề nghiệp từ đời này qua đời khác theo phong tục và truyền thống của ngư dân Trong khuôn viên có một vùng đất rộng dùng để mai táng cá Ông mỗi khi ông "lụy" và dạt từ biển vào. Phải ba năm sau khi mai tángmới được thương cốt, nhập tẩm. Theo phong tục, ngư dân nào trông thấy "Ông" trước là người đó được làm "con trưởng" của Ngài, và người này có nhiệm vụ lo làm đám tang chu đáo, để tang sau 3 năm mới hết hạn... Điều này cho thấy những phong tục, cử chỉ của ngư dân đối với cá Ông theo tín ngưỡng gần như quan hệ giữa người với người.
Vạn Thủy Tú từ ngày xưa đến nay đã chứa gần 100 bộ xương cá Voi và nhiều loài khác cùng họ. Một nửa trong số đó có niên đại từ 100 - 150 năm, trong đó có những bộ xương to lớn được thờ phụng tôn nghiêm.
Năm 1996, Vạn Thủy Tú đã được Nhà nước Việt Nam xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia.
MỘT FẦN BỘ XƯƠNG CÁ VOI TRONG VẠN THUỶ TÚ
THÁP CHĂM PHỐ HÀI (PO SAH INƯ)
Tháp Po Sah Inư (còn gọi là Tháp Chăm Phố Hài) là một nhóm di tích đền tháp Chăm còn sót lại của Vương quốc Chăm Pa xưa, nằm trên đồi Bà Nài, thuộc phường Phú Hải, cách trung tâm thành phố Phan Thiết 7 km về phía Đông Bắc.
Nhóm tháp này có phong cách kiến trúc Hòa Lai - một trong những phong cách nghệ thuật cổ của Chămpa. Tuy chỉ có kích thước vừa và nhỏ, nhưng nó chắt lọc được những tinh hoa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí của người Chăm xưa tạo nên vẻ uy nghiêm và kỳ bí. Nhóm đền tháp Po Sah Inư là một trong những cụm tháp Chàm còn tương đối nguyên vẹn.
Khoảng cuối thế kỷ thứ 8 đầu thế kỷ thứ 9, người Chăm xây dựng nhóm đền tháp này với mục đích để thờ vị thần Shiva - là một trong những vị thần Ấn Độ giáo được sùng bái và tôn kính. Thế kỷ 15, xây dựng thêm một số đền thờ với kiến trúc đơn giản để thờ công chúa Po Sha Inư. Công chúa Po Sha Inư (con vua Para Chanh) là người có tài đức và phép ứng xử nên được người Chăm đương thời yêu quý. Năm 1992-1995, những cuộc khai quật khảo cổ tại nơi này đã phát hiện ra nhiều nền móng của những ngôi đền bị sụp đổ và bị vùi lấp hàng trăm năm nay, cùng với gạch ngói và một số hiện vật trong lòng các đền tháp có niên đại từ thế kỷ 15. Từ đây tháp có tên gọi là Po Sah Inư. Từ năm 1990 đến năm 2000, di tích được chính quyền tỉnh Bình Thuận tu bổ, tôn tạo. Năm 1991, di tích này được Việt Nam xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Tháng giêng âm lịch hàng năm, dưới chân tháp đều có diễn ra các lễ hội như Rija Nưga, Poh Mbăng Yang... Người Chăm làm lễ cầu mưa, cầu an...
LÃNG MẠN MŨI NÉ 
Nói Mũi Né (Bình Thuận) lãng mạn bởi nơi đây chưa quá nổi tiếng như đảo Hòn Tre (Nha Trang – Khánh Hoà) nên vẫn còn chút hoang sơ kỳ bí. Cũng là khu nghỉ dưỡng nhưng Mũi Né thu hút du khách nhờ chút không gian khoáng đạt của biển, chút mạnh mẽ, lí lắc của gió và chút kỳ ảo, huyễn hoặc của những đồi cát mênh mang. Hãy xếp hành lý trong vali để... lãng mạn cùng Mũi Né.
Nơi không có mùa đông
Nắng là “đặc sản” của Mũi Né. Cái nắng không gay gắt như TP. Hồ Chí Minh, không oi ả như Hà Nội mà vàng ươm, rực rỡ và mềm mại như dải lụa dệt khéo. Có thể người dân Mũi Né mơ một chút se lạnh của mùa đông nhưng với du khách, nắng thực sự là món quà quý giúp họ thoải mái giỡn đùa với những đợt sóng nhấp nhô. Chẳng thế mà cả một quãng đường ven biển toàn là những khu nghỉ dưỡng cao cấp bởi biển ở đây quá đẹp, quá thơ mộng. Còn gì tuyệt hơn khi bạn được thư giãn trong những căn phòng tràn ngập gió, lơ đãng nhìn qua khung cửa sổ và phóng tầm mắt ra một không gian tràn ngập nắng vàng, biển xanh. Tuy nhiên, không phải lúc nào các khu resort cũng là sự lựa chọn hàng đầu của du khách. Tuy rất đẹp và được phục vụ tốt, song nếu bạn là người ưa hoạt động, thích khám phá và yêu nét sinh động của cuộc sống nơi đây, tốt nhất bạn nên đi xa hơn những khu resort cao cấp kia khoảng gần 10km để đến với những khu nhà nghỉ bình dân. Đến đây, bạn được thử cảm giác ngủ lều và vui chơi hết mình cùng những đêm lửa trại ngay bên bờ biển với giá cả đặc biệt ưu đãi. Nhưng bạn đừng nên vì quá vui với đêm trước mà bỏ lỡ buổi bình minh vào sáng hôm sau. Bởi trong ánh nắng sớm, bạn sẽ thấy nơi đây thực sự là chốn thiên đường ngay giữa trần gian.
Khi dậy sớm, bạn sẽ được chứng kiến cảnh những chiếc thuyền thúng mỏng manh cập bờ đem theo cua, ghẹ cùng các loài hải sản khác. Chẳng cần mặc cả, bạn sẽ chọn mua được những loại hải sản tươi ngon với giá rất rẻ từ những ngư dân nơi đây (nét đặc biệt là ở chỗ, vị thơm ngọt của hải sản Mũi Né rất khác biệt bởi chúng được đánh bắt trực tiếp từ đáy biển tự nhiên chứ không phải thu về từ những trại nuôi nhân tạo). Sau đó, bạn có thể nhờ họ luộc, nướng hoặc hấp để ngồi nhâm nhi hương vị của biển ngay trên bãi cát tuyệt đẹp. Cảm giác vừa được thưởng thức các loại hải sản tươi ngon, vừa ngắm bầu trời ngày một sáng tỏ, vừa quan sát cảnh sinh hoạt, buôn bán của người dân để rồi ngay sau đó lại được hoà mình vào làn nước biển trong vắt, chắc chắn sẽ để lại dấu ấn khó phai trong tâm trí bạn.
Đến Mũi Né mà bỏ qua những khu đồi cát mênh mông thì thật đáng tiếc. Cát ở đây trải dài như bất tận, những hạt cát tí hon mơn man dưới bàn chân như xoa dịu mọi mệt nhọc của bạn. Không chỉ có thế, cát còn làm bạn bất ngờ khi mỗi ngày đồi cát lại đổi thay, lúc là những bãi nhỏ nhấp nhô như sóng, lúc lại lười biếng trải dài mênh mang như suối tóc dài của cô thiếu nữ. Cát sẵn sàng dựng thành dốc để bạn thoả thích chơi trò trượt cát mạo hiểm nhưng thích thú, hay dịu hiền mềm mại theo gió cho bạn thoả thuê tạo dáng chụp hình. Mỗi ngày cát sẽ “đãi” bạn một khung cảnh mới, giúp bạn luôn muốn tìm tòi, khám phá. Một bên là biển xanh mướt, luôn tung bọt trắng xoá, một bên là đồi cát vàng rực, ngời lên sự hoang vu đến choáng ngợp..., tất cả tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp và thực sự ấn tượng.   
Không chỉ có thế, Phan Thiết còn nổi tiếng với nhiều loại hải sản, đặc biệt là sò điệp. Sò điệp có thể nướng, xào, nấu cháo tạo nên những món ngon chưa từng thấy. Mực một nắng cũng là thương hiệu nổi tiếng của Bình Định, mực một nắng ở đây rất dày mình, hương vị đặc biệt. Ngoài ra Phan Thiết còn nổi tiếng với những món đặc sản bình dị, mộc mạc như: bánh xèo, gởi cá, bánh rế.
SÒ ĐIỆP
Sò điệp có tên khoa học là Chlamys Nobilis, họ pectinidae. Sò diệp sống ở vùng biển có độ sâu khoảng 10 mét. Chúng sống ở dưới đáy biển hoặc trong các rạn đá. Chúng thường sống hợp lại thành những vùng, những vùng này thường có ở dòng hải lưu chậm. Mà tiêu biểu là ở Hòn Rơm và Rạng của tỉnh Bình Thuận. Ở quê tôi (Phan Rí) người ta thường mướn các thợ lặn, lặn sâu xuống đáy biển để hốt sò lên. Sò diệp cùng loài với sò lông, sò traị.. nhưng hình dạng thì khác nhau. Sò điệp cũng gồm hai mảnh vỏ úp lại nhưng nó có dạng hình rẻ quạt. Khi lấy dao cậy, tách vỏ sò ra ta sẽ thấy bên trong gồm hai cái vành dài bao tròn quanh cồi sò (hay còn gọi là thịt sò). Cồi sò là phần ngon và qúi nhất của sò điệp. Cồi sò có vị ngọt, tính mát, không độc.. Thường thường người ta cậy vỏ sò ra bỏ vỏ, lọc những phần gan, mang sò ra một bên, chỉ còn lại cục cồi đem ram khô hoặc có khi xào với thơm, dưa chuột, hành tây... nhưng thông thường nhất vẫn là luộc chấm mắm me, muối tiêu hoặc muối ớt. Tuy nhiên, muốn ngon, ngọt và đặc biệt hơn thì nên đem nướng trên bếp than. Bởi khi nướng con sò sẽ không bị ra nước như luộc mà còn giữ lại "cái chất" rất ngọt. Vả lại khi nướng sò điệp sẽ bay lên một mùi thơm khiến người ta tiết dịch vị và không thể có một mùi thơm của món ăn nào sánh nổi.
Đôi khi người ta còn lấy vành của sò điệp chà sạch với muối cho hết nhớt rồi đem đi ram hoặc phơi khô để dành cũng ngon tuyệt. Ngoài ra người ta còn lấy gan, mang sò để làm thức ăn gia súc. Vỏ sò dùng để lót sân, đắp đê, đấp mộ... rất thuận lợi cho xứ đầy nắng, cát và gió này. Vỏ sò dùng để làm vôi sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp. Nói chung, sò điệp được tận dụng hết thảy, không loại bỏ một phần nào dù là nhỏ nhất.
Những cái Tết nhộn nhịp, vui vẻ tưng bừng chính là kết quả của những năm sò được mùa của quê tôi. Chính những mùa sò diệp rộ lên ấy đã giúp cho những ngư dân quê tôi đỡ những lo toan sau những ngày nhọc nhằn lao khổ trên biển cả. Giải quyết công ăn việc làm cho phụ nữ, trẻ em ở vùng biển này. Và thu được một số lớn kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh Bình Thuận.   
MỰC MỘT NẮNGMực tươi nướng, còn gọi là mực một nắng nướng, món đặc sản ngon nhất chỉ Bình Thuận mới có. Du khách trong và ngoài nước mỗi khi đến đây đều không thể bỏ qua món ăn đặc biệt và mới lạ này. Mực phải chọn những con vừa mang từ biển về còn tươi rói, chỉ phơi sơ qua một nắng. Khi nướng, mực vẫn giữ được độ tươi, thịt trắng thơm và dẻo. Thưởng thức món mực tươi nướng, du khách sẽ cảm nhận được cái nắng, cái gió và vị mặn của biển Bình Thuận. 
Phơi mực   
ỐC VÚ NÀNG
Ốc Vú Nàng là một loài vỏ tròn với hình dạng như một chiết nón lá. Chúng có màu hơi xanh lá cây với màu vàng nhạt và màu nâu . Ốc vú nàng có hình dáng giống đôi gò bồng đảo của các cô gái dậy thì căng tròn đầy sức sống. Hơn nữa, ốc vú nàng lớn bằng kích cỡ "vú nàng thật", được bao bọc bên ngoài lớp vỏ bằng xà cừ cứng chắc. Nếu dùng cát xát vào vỏ thì toàn thân ốc ửng lên một mầu hồng tuyệt đẹp và gợi cảm. Ốc vú nàng có những vết seo màu xanh xám nhạt trên mình . Chúng là loài động vật thường kiếm ăn vào ban đêm.Sống bám trên đá ở vùng triều và vùng dưới triều. Kích cỡ: 30-80mm.


Là loài nhuyễn thể hình chóp lệch, trên đỉnh có một cái núm nhỏ, trông giống như nhũ hoa con gái.
Chỉ với tên gọi thôi, loài ốc độc đáo này đã khiến nhiều người tò mò, tìm hiểu, muốn khám phá để rồi ngạc nhiên khi gặp gỡ và mê mẩn lúc thưởng thức... Loài ốc này có nhiều ở vùng biền miền Trung, đặc biệt ở Côn Đảo và vịnh Vĩnh Hy (Ninh Thuận). Ốc sống trong các gành đá, ăn lớp rong rêu hay tảo bám vào thành đá. Xuất hiện nhiều vào những ngày tròn trăng, để bắt ốc, thợ săn phải dùng mũi dao nhọn nhanh chóng gỡ ốc khỏi các tảng đá vì ốc bám rất chắc.
Khi tôi đến thăm vịnh Vĩnh Hy, từ xa đã thấy trên bờ vịnh san sát mái quán lá dựng tạm với những hàng ghế bố hay võng mắc sẵn để du khách ngả lưng. Quán bày bán nhiều loại ốc lạ, trong đó có cầu gai, ốc giác, ốc tai tượng… và đặc biệt những chậu ốc vú nàng đầy ăm ắp. Bởi tên gọi và hình dáng ốc gợi cảm nên du khách tranh nhau mua thưởng thức.
Ốc vú nàng thịt ngọt ngon, giòn giòn nên chế biến kiểu nào cũng ngon: ăn sống, luộc, làm gỏi… nhưng có lẽ nướng lên là ngon nhất vì mùi thơm mời gọi và vị ngọt ngon nguyên thủy không trộn lẫn.
Ốc còn sống tươi, đem chà rửa cho sạch rồi sắp lên vỉ nướng trên bếp than hồng. Chỉ một lát ngọn lửa đã liếm láp quanh thân ốc, nước ốc nhỏ ra vỉ nướng xèo xèo, mùi thơm bốc lên nưng nức hai cánh mũi. Vú nàng nướng phải vừa chín tới ăn mới ngon, để quá lửa hay chưa chín thịt bám chắc hay săn quắt lại rất khó gỡ ra.
Ốc nướng xong, người đầu bếp sẽ đập từng con ốc vào một tảng đá hay bề mặt cứng để thịt ốc long ra, nhô lên phía trên cho người ăn dễ gỡ lấy. Khâu đập ốc tưởng chừng đơn giản nhưng quả rất công phu.
Ốc vú nàng có hình dáng giống đôi gò bồng đảo của các cô gái dậy thì căng tròn đầy sức sống. Hơn nữa, ốc vú nàng lớn bằng kích cỡ "vú nàng thật", được bao bọc bên ngoài lớp vỏ bằng xà cừ cứng chắc. Nếu dùng cát xát vào vỏ thì toàn thân ốc ửng lên một mầu hồng tuyệt đẹp và gợi cảm.Vú nàng thường to cỡ ba ngón tay, vỏ ngoài màu đen xám, mặt trong lấp lánh xà cừ. Đây là loại ốc sống bám vào các gộp đá ven bờ biển.”
Ốc vú nàng có quanh năm nhưng chỉ xuất hiện nhiều vào những ngày trăng tròn, sau đó chúng lặn mất dần để rồi tái xuất hiện vào đầu mùa trăng theo một chu kỳ nhất định.
Người bắt ốc phải chịu khó ngâm mình dưới nước bơi vào các hang, dùng đèn soi rọi vào tận kẽ đá tách từng con ốc đang bám chặt vào thành đá bằng lớp da bụng mềm mại của nó.
Ốc đem về rửa sơ, xếp vào xoong nước đặt lên bếp lò luộc chín. Thỉnh thoảng dùng đũa trở ốc để cho thịt chín đều, sau đó vớt ra để nguội. Chỉ cần lách mũi dao nhỏ nạy nhẹ là ta đã lấy được một khối thịt ốc bung ra khỏi vỏ, đưa vào xoong nước luộc rửa sạch, cắt bỏ hết những chỗ nhớt mầu xanh xanh có vị đắng.
Thịt ốc thái mỏng (theo chiều dọc) đem trộn với da heo hay thịt ba chỉ thái nhỏ, dưa chuột, rau răm, rau húng, đậu phụng rang giã dập, chanh tươi, ớt chín, nước mắm ngon sẽ có món gỏi ốc ngon tuyệt!
Gỏi ốc ăn với bánh tráng (bánh đa) nướng, chấm thêm nước mắm gừng ăn mãi không chán. Hương vị gỏi ốc thật đậm đà và khoái khẩu làm sao! Mùi thơm của rau quyện với vị cay nồng của ớt, vị ngọt ngọt của ốc cứ ngấm dần, ngấm dần...
Được thưởng thức món gỏi ốc vú nàng chắc chắn các bạn sẽ nhớ mãi.
Ốc vú nàng, đặc sản biển Côn Đảo
Ốc vú nàng là đặc sản quý hiếm ở biển Côn Đảo, Bà Rịa – Vũng Tàu. Món ốc có thể nướng, luộc hoặc trộn gỏi đều ăn rất ngon.
“Ai qua đất Thắm, Bãi Bàng Hỏi thăm Ông Đụng, vú nàng lớn chưa ?”
Câu thơ ấy trở nên quen thuộc với người dân Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu) từ mấy chục năm qua để nói đến một loại đặc sản biển quý hiếm, đó là ốc vú nàng.Vú nàng là một loài nhuyễn thể hình chóp lệch, trên đỉnh có một cái núm nhỏ trông tựa như bầu vú của cô gái dậy thì, vỏ ngoài màu đen xám, mặt trong lấp lánh xà cừ.
Đây là một trong những đặc sản của hòn đảo phía đông nam này. Ốc vú nàng chỉ sinh sống ở trên các ghềnh đá tại một số nơi như biển Côn Đảo, vùng biển Cù Lao Chàm (Quảng Nam), khu vực Đại Lãnh dưới chân đèo Cổ Mã ở Khánh Hòa... Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu đa dạng sinh học, biển Côn Đảo đặc biệt thích hợp với sự phát triển của ốc vú nàng. Tại Côn Đảo, ốc vú nàng có quanh năm, nhưng chỉ xuất hiện nhiều vào những ngày trăng tròn.
Anh Huỳnh Văn Hùng, cán bộ Vườn quốc gia Côn Đảo cho biết, ở Côn Đảo, ốc vú nàng có nhiều nhất là ở khu vực Đá Thắm, Bãi Bàng và Hàng Cau. Tham gia các hoạt động du lịch sinh thái ở Côn Đảo, du khách không thể bỏ qua cơ hội tới bãi tắm Ông Đụng, một trong những bãi tắm rộng và đẹp ở đây, đặc biệt để được thưởng thức món ốc vú nàng đặc sản Côn Đảo.
Ốc vú nàng sống bám chặt vào thành các ghềnh đá ven bờ biển, chúng mở vỏ cho nước biển lùa vào mang theo những vi sinh vật làm... |