- Băng Tâm và Huỳnh Phi Tiễn ... ah..à ... a
Phải đến khi coi rồi mới cảm thấy lời hát: "Khi biết em mang kiếp cầm ca ..." không phải là bài hát dành cho Băng tâm ... nhất là khi cô trang phục rất ư sang cả, diễm lệ kim tuyến hột xàn hay cái gì đó nhấp nháy liên hồi. Phục sức như Cléopatra, Người trông hiền hậu, như được nhiều an lành phước hạnh, khi hát cũng hết sức hiền lành như thế mà "hỏi rằng anh ơi còn yêu em nữa không !" thì biết trả lời sao ... Băng Tâm từ giọng hát đến vóc dáng, mang một vẻ hiền hậu, trót lót, suông xẻ chưa lột được cái xót xa hụt hẫng của tình ngỡ đến mà bay, có chút gì ngại ngần gai góc trắc trở, cái rụt rè e ngại ... có níu giữ được chăng? ( hát "Ngày anh xa vắng em không trang điểm đợi chỡ " .. hay bài "Như cánh hoa trong thời loạn ly ... " là sở trường của cô, Tình Đời thì chưa tới ).
Huỳnh Phi Tiễn, không biết có phải vì trong chương trình này một số nhạc phẩm được soạn hoà âm mới, cách trình bày cũng khác đi (như bài Nguyên Khang hât, sẽ nói sau) ở đây phần trình diễn của HPT nếu theo cách thức đó thì đã làm yếu đi bài hát vang bóng một thới của nhạc sĩ Lam Phương. Trong khi âm giong của HPT, có thể diễn tả bài hát này không thua bất kỳ một danh ca đàn anh nào, mà còn có phần đặc thù bởi lối hát chân chất tình tự, mùi mà không nhão, tha thiết mà không lê thế ... HPT đã bỏ lỡ cơ hôi "neo" bài bài hát đặt biệt này cho riêng mình ... Bài hát nghe mà như hụt hẫng, tiếc thì thôi.
Không biết nữa! có phải vì cách giới thiệu bài hát của MC Nam Lộc đã biết trước lối hát của HPT hay chỉ là ngẫu nhiên trào hứng pha trò "thành phố nào vừa đi đã mo.o.oi..ỏi ...m ... mỏi ỏi " chữ mỏi được MC Nam Lộc kéo dài ngân nga nghe thiệt ... mỏi, nên khi HPT hát đến cuối câu ... cắt giong một cái cụp ngay khi vừa buông chữ mỏi ... đang nao nao thả hồn mượng tượng mình lơn tơn bước đi nơi thành phố sương mù bỗng ... hụt cẳng té cái bịch, giật mình lơ mơ nghĩ ngợi về lời giới thiệu kéo cưa và lời hát cụt ngẳn của chữ mỏi thì nghe sang câu "Thành phố buồn nằm nghe khói toả!!!" ..." mém chút xíu là té nữa. Tới đây hiểu ra rồi bài hát này hôm nay hát thế, Chỉ cần ngân 1 - 2 giây thôi, bài hát sẽ khác hẳn.
Về phần trình diễn của Nguyên Khạng, bean không coi chỉ nghe đứng sau cánh gà xí quên sau cánh của chờ hết bài mới vô) Lắng tai nghe
Tiết tấu hoà nhạc và cách diễn tả lời hát có khác ... đáng mừng ở chỗ bài hát này không rơi vào tình cảnh như Huỳnh Phi Tiễn với Thành Phố Buồn ...
Nguyên Khang với giọng hát ấm áp, âm vang, mạnh mẽ trong cái âm hưởng da diết hao hao tiếc nuối của jazz (chợt nhớ đến một số bài Jazz thuở 60s ở Sài gòn, nhạc sĩ Khánh Băng ? ) rất đặc sắc, lôi cuốn làm bài hát khác đi những lần trình diễn bởi những ca sĩ tài danh như Tuấn Ngọc, Vũ Khanh...). Một yếu tố quan trong nữa, ở đây Nguyên Khang có một giọng hát rất chân thành (chỉ cảm nhận chớ khó mà viết ra) chính sự chân thành, gần như bộc trực buột lên nỗi xót xa diễn đạt vào giọng hát chẳng phải nhẹ nhàng lãng đãng man mác, du dương, êm ái ... như trước, mà xoáy dội vào lòng người nghe cái cảm giác mất mát chới với trong âm thanh buồn buôn buốt tê tê ...
Phải kể là ngẩn ngơ khi nghe Nguyên khang ngân cao, giong thật ấm vang dội " Sàigon ơi ! ..." Với bean nhạc phẩm này nhạc sĩ Anh Bằng đã viết không chỉ cho một lần đau thương chia đôi đất nước mà còn cho cả thảm hoạ lần thứ hai của dân tộc, lần chúng ta mất Sài Gòn, mất cả quê hương ... Ngày xưa người di cư vào Nam, vẫn ở trên quê hương mình quê hương, vẫn là một tiếng nói, vẫn mong một ngày về thế nên "Nỗi Lòng Người Đi" buồn thương ngày xưa quyến luyến nhẹ nhàng ... Đến hôm nay, Không phải chỉ mất Hà Nội, chúng ta mất SàiGòn, mất cả quê hương, và cái đại hoạ trầm luân khổ hận vong nô đang ngàn cân treo đầu vực! Cái mỗi đau xưa ấy chồng chất nên da diết buốt xót ray rứt hẳn phải khác nhiều, và giọng hát vang - ấm - cao - khoẻ của Nguyên Khang diễn tả được điều ấy, như muốn bật ra khỏi cái khoảng không gian hữu hạn chốn này! Nguyên Khang trình diễn bài hát này xúc động lắm lắm, hay quá chừng! nhất là lúc lập lại câu hát cuối quen thuộc ... xoáy vào lòng xót xa
"Sàigòn ơi mộng với tay cao hơn trời.
Tôi hái hoa tiên cho đời.
Để ước mơ nên đẹp đôi
Hơn nửa thế kỷ trước lúc viết bài hát này giữa lòng Sàigòn, gọi tên Sài gòn, mơ ngày về Hà nội ... đẹp đôi nhạc sĩ Anh Bằng chắc đâu ngờ rằng lời hát như thơ ấy, là như tiên đoán định mệnh của quê hương, như một lời nhắn gởi cho hậu thế, là tâm niệm của bao người con Việt tha phương sau này!
Từ cùng trời cuối đất gọi Sài gòn ơi! ước mộng cùng ý chí kiên quyết, thành tâm, tận lực sẽ vượt qua oan khiên định mạng, nên vẫn có những người tìm hái hoa tiên trong cõi nhân gian mênh mộng lạ lẫm vô lường này để còn ước mơ thôi. Nỗi Lòng Người Đi với Nguyên Khang không chỉ là một bàì hát cho người Bắc di cư vào Nam thuở nào nữa còn là lơi ước hẹn với Sài gòn của mỗi một chúng ta tha thiết xót xa.