Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 3/16/2011(UTC) Posts: 1,451
Thanks: 247 times Was thanked: 896 time(s) in 415 post(s)
|
Originally Posted by: chiều tí  Bánh canh quê em 'kênh' bánh canh quê anh . WESTMINSTER (NV) - Nếu như không phải đứng chờ hai anh bạn đồng nghiệp hút cho xong điếu thuốc sau khi “vét sạch” mỗi người một tô bánh canh trong cái quán có tên khá ngộ nghĩnh “Quê Em Quê Anh,” có lẽ tui cũng chẳng bao giờ để ý đến điều mà một người đàn ông cũng ngồi ngoài sân hút thuốc, sau này tui biết là chủ quán, nói, “Phở, bún, cháo... thì ở đâu cũng giống nhau, chỉ riêng bánh canh là mỗi miền mỗi khác.”
À há, ngẫm nghĩ lại thì quả đúng như vậy.
Không bánh canh miền nào giống miền nào hết. Nó khác nhau không chỉ ở khẩu vị mà cả đến cọng bánh canh, nhân bỏ trong tô bánh canh cũng khác nhau xa lơ xa lắc. Bánh canh quê em 'kênh' bánh canh quê anh là vậy. Chọn tô bánh canh Ba Miền để khỏi "mích lòng" nội ngoại. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt) *** Nhớ hồi nhỏ, mỗi sáng má cho tiền ra đầu ngõ gần bến xe miền Tây ăn bánh canh.
 Bánh canh Cần Thơ có tôm, có giò heo, giò sống, thịt nạc, lại thêm nấm đông cô và huyết. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
***
Nhớ lại vài món bánh canh thuở nào từng ăn, giờ nghe người đàn ông chủ quán, ngoài 65 tuổi, gương mặt chất phác, hiền lành, xưng tên là Andy Trần, nhắc lại “chỉ có bánh canh là mỗi miền mỗi khác” mới thấy quả là đúng thật.
... Chưa ai nghe một quán ăn chuyên về mỗi món bánh canh, đặc biệt là ở xứ đa văn hóa, đa sắc tộc này, cái gì cũng phải nhiều hàng nhiều món thì mới cạnh tranh nổi.
Vậy mà từ đâu lững thững một quán bánh canh "Quê Em Quê Anh” ra đời.
Bánh canh Ba Miền làm thèm thuồng thực khách ngay vì có một con tôm càng đỏ au nằm ngạo nghễ trên tô, một khoanh giò heo chìm bên dưới và nước bánh canh sền sệt hòa quyện trong những miếng thịt cua được đánh tơi, cũng một màu vàng mỡ gà óng ả tươi ngon.
 Tô bánh canh Nha Trang tại quán bánh canh "Quê Em Quê Anh". (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Ừa, có thể nơi đây, trong một quán ăn vừa vừa chỉ chứa chừng hơn 20 khách, với gần 30 loại bánh canh thì khó mà có thể đòi hỏi phải thực sự giống y chang như bánh canh Bình Tuy, Qui Nhơn, Phan Thiết, Cà Mau, Trà Vinh, Đà Nẵng... từng một thời nuôi mình no bụng. Nhưng trong một chừng mực nào đó, tên gọi các món bánh canh nơi “Quê Em Quê Anh” gợi cho mình nhớ về một miền đất mình từng tắm sông, thả diều, chèo xuồng, giăng câu, hò hẹn...
Lần sau có dịp quay lại, nhưng phải đợi giờ văng vắng khách, chứ ngay đúng giờ ăn chiều, ăn trưa phải chờ lâu mệt quá, tui sẽ thử món bánh canh Tam Tài hay các loại bánh canh Cung Đình xem sao. Nghe nói miền Bắc không hề có món bánh canh, nhưng ông chủ quán sẽ chế ra một món, gọi là bánh canh Hà Nội. Ừm, tui cũng muốn thử luôn..
Tác Giả Ngọc Lan Trước hết cho bean gởi lời "Cám ơn" thiệt tình đến quý bạn đóng góp công sức, tìm kiếm tài liệu, hình ảnh post lên đây. Lâu lâu bean mới vô, cảm động .. híc, híc ... khi thấy các bạn lai rai ghé tới. Đọc bài "Bánh canh quê anh quê em", Nghe nói miền Bắc không hề có món bánh canh, nhưng ông chủ quán sẽ chế ra một món, gọi là bánh canh Hà Nội. Ừm, tui cũng muốn thử luôn... bean nghĩ có lẽ chủ quán là người miền Nam, chắc ông cũng đi đó đây khắp miền Nam nước Việt nên biết từng món bánh canh các vùng (trong thực đơn cỡ 30 loại) nhưng có lẽ ngày ấy ông không có bạn thân gốc Bắc kỳ, nên ông nghĩ thế! Hay có thể người Bắc không gọi "bánh canh" mà gọi bằng tên khác. Chớ người Bắc có món bánh canh ... bean chỉ ăn qua một hai loại tượng trưng, chớ không biết hết, kể ra một chút nghe chơi.
Quen thân với ít bạn người Bắc, bean về "quê" họ chơi mới thấy, Một số người Bắc di cư hồi 1954 không chỉ dắt díu con cháu, quảy trên vai gánh quần áo nồi niêu, họ còn khiêng vác, gồng gánh cả tượng Phật, chuông nhà thờ v.v... cả những phong tục, lề thói hợp quần thành xóm làng và những món ăn, bọc hạt giống rau củ ngoài nớ vô Nam luôn. Món bánh canh cũng vậy, họ mang theo
Khi thấy những người Việt xa quê trôi nổi xứ người quây quầni dựng lại phần nào đời sống quê xưa một nhà văn cảm xúc viết câu "Chúng ta đi mang theo quê hương ! " và những món ăn quen thuộc không thể nào thiếu vắng Thật ra người Việt từ xưa lúc ra đi dù ngắn hạn có hẹn ngày về, hay những chuyến đi biền biệt khai hoang lập ấp họ cũng đã mang theo quê hương: mấy đòn bánh tét quảy một bên, đầu gánh bên kia bọc quần áo, lương khô, ít hột giống rau thơm gia vị. Đâu phải tới 54 hay 75 ! Quê hương đứt ruột ra đi, họ mang theo những gì có thể gánh nổi, còn tất cả là trong ký ức để nuôi sống lại nơi bờ bến xa xôi lạ lẫm nào.
Trong các món gọi là "bánh canh" miền Bắc, một món rất bình dân, khá quen thuộc, có lẽ chúng ta ăn qua rồi mà không nhớ thôi: Canh bún ... Sợi bún to như sợi bánh can Cần Thơ hay sợi bún bò, cách thức nấu , bày biện cũng tương tự như bánh canh Cần Thơ, nấu nước lèo rồi thả bún cọng lớn vô, Khác ở chỗ nước lèo / nước dùng không nấu bằng xương, thịt mà nấu bằng cua đồng. Có nghĩa là nước nấu y hệt như bún riêu, Thay vì bỏ gia vị của bún riêu với cà chua, tàu hũ v.v... chan vào tô bún sợi nhỏ ăn với rau muống chẻ, rau sống . Thì bún sợi to được bỏ thẳng vô nồi, múc ra từng tô, một miếng riêu cua, chan thêm ít nước màu gạch cua phi mỡ hành thơm lừng, đỏ au hay màu vàng cam lên mặt, ăn kèm với it cọng rau muống ... luộc hay rau rút cũng luộc chín luôn. Bún riêu ngoài hàng gánh, còn có sạp chợ để ăn sáng, chớ canh bún thường chỉ gánh đi bán rong là món ăn chơi lúc sớm chiều.
  Món số hai cũng tương tự, mà ít ai biết đến, vì không bán nhiều như canh bún, nhưng có điểm đặc sắc và ngon hơn, chỉ bán ở những chợ thôn quê người Bắc, gọi là "Canh bánh đa". cách nấu như canh bún, khác là không dùng bún mà dùng bánh tráng dầy đập bể (đúng ra là bánh tráng ngâm nước vừa mất độ cứng là cắt hoặc xé ra bỏ vô nước lèo cho thấm). Miếng bánh tráng thấm vị ngọt nước lèo thơm bùi, dai dai mùi bánh tráng, ăn với ít rau rút luộc và rau cần nước bóp xổi! Bánh tráng này giống như loại bánh tráng dầy của người Trung, dầy mà không có mè, để ăn bánh tráng cuốn ngày Tết, lễ giỗ . Giống như bánh tráng mè để nướng của người Nam, người Bắc gọi bánh tráng mè là bánh đa vừng bánh đa không có vừng bỏ vô nước lèo nấu thì gọi canh ... bánh đa. Món này ăn ghiền, lâu lâu có dịp lên thăm nhà bạn là dắt nhau tìm  Món bánh canh thứ ba không thấy bán ngoài chợ , có lẽ vì khá mất công, mắc tiền, và phải chờ tới mùa cá ... Món bánh canh đa cá rô, có lẽ bỏ thêm chữ cá rô để nói sự khác biệt với Canh bánh đa riêu cua Có nơi chỉ thuần là canh bánh đa cá rô Có nơi nấu kèm với đọt khoai môn (loail khoai môn trồng nơi đầm lạch trũng, đâm nhánh bò dưới nước như ngó sen, cọng súng trước khi ngoi lên khỏi nước thành bẹ dọc lá môn, nấu canh ăn ngon dễ sợ) cả hai đều ăn kèm với cải xanh non xắt nhuyễn trụng nước sôi Cá rô luộc vừa chín gỡ thịt, lựa bỏ xương đem xào hành tiêu thơm lừng bày lên mặt tô bánh canh rắc ít ngò om xắt nhỏ (có nơi đem chiên cá rô cho đỡ bể nát, ăn canh bánh đa cá rô nhâm nhí miếng cá xào lửa to xem xém cạnh, thơm mềm hơi dai ngan ngát mùi cá ngọt ngào mộc mạc, khác hẳn và ngon hơn nhiều vị cá luộc đem chiên dòn [/i]
|