Rank: Advanced Member
Groups: Registered
Joined: 3/15/2011(UTC) Posts: 1,592 Location: usa
Thanks: 13 times Was thanked: 9 time(s) in 8 post(s)
|
Hai sắc hoa Tigone
Lúc còn học Trung Học tôi đã biết bài này rồi, một chuyện tình buồn không đoạn kết. Cuộc đời trần ai tình yêu ai mà trọn vẹn được, trừ phi là anh Cả Đẫn mẹ kêu lấy vợ là mừng hết lớn. Bài thơ gần một thế kỷ rồi, thời nào đọc cũng thấy trúng tâm sự của mình hết, riêng tác giả mặc dầu có tên, nhưng hậu thế hôm nay đây cũng… mù tịt. Tên viết tắt thì ai hiểu sao cũng được. T.T.KH. Ngày xưa Nguyệt san Tiểu thuyết Thứ Bảy xuất bản tại HàNội, vào ngày 30/10/1937 số 179 mới ra lò thì chiều sẩm tối là hết báo. Vang động sôi nổi khắp Hà thành, người ta chuyền tay nhau mà đọc, người thuộc nằm lòng, người chép lại vào vở học trò. Trường học nhất là trường nữ sinh thì ào ào hẳn lên. Một số báo của Thứ Bảy được dân Thành Nội (Huế) gửi mua dài hạn, tới tay rồi cũng chấn động cả tấm lòng. Các nữ sinh áo trắng tóc dài, đi guốc, e lệ quanh vành nón lá bài thơ, chàng trai học sinh quần xanh áo trắng cũng bị shock không kém vì bài thơ này.
Hôm nay tại phương trời diệu vợi... tóc đã ngã màu muối tiêu… đọc lại bài thơ này mình cũng cảm thấy chới với. Con tim tưởng chết ngắt như hoa thạch thảo bỗng bừng bừng dậy. Hoa Ti-Gôn có người viết là Hoa Ty-Gôn, cũng chưa chắt cội nguồn loài hoa này phát xuất từ đâu, từ xứ nào. Còn nhớ loài hoa bông giấy (xin đừng bắt bẻ chữ nghĩa là dùng hoa rồi mà mà thêm bông nữa), loài hoa này ngày xưa mà người ta gọi là Hoa Biện Lý, tại sao gọi Hoa Biện Lý vậy? Biện Lý là một Ông Tòa con thường hay ra trát đòi hầu tòa. Nơi trưởng giả và trí thức. Lúc còn thời Tây làm chủ nước Việt, người Tây họ cần thêm người làm việc, nhất là làm tòa Bố họ mời gọi nhiều dân Tây thuộc địa từ Địa trung Hải, Algeria, cho đến Haiti qua Đông Dương làm việc. Họ, một giống dân thuộc Tây nhưng da màu sô cô la, biệt thự ngon lành họ chiếm hữu hết, cổng kín cao tường, họ đem một loại bông hoa lạ từ xứ họ vào ViệtNam. Đến mùa hè, hoa nở đỏ ối cả một góc vách tường sơn trắng, lá xanh đậm, thân nhỏ nâu xám, đầy gai nhọn.

Nhìn xa thấy đẹp, xác hoa nhẹ như giấy vậy người ta bèn chuyển thành hoa bông giấy hoa dễ trồng, cứ việc chặt từng khúc cắm dưới đất, vài tháng sau thi lên cây uốn éo. Hoa ra rất nhiều, nhất là mùa hè thì góc sân tường tràn đầy hoa là hoa, nhưng khi hoa rụng là một tai họa, gió thổi tung hoa bay khắp nơi, quét sân từ sáng tới tối vẫn còn hoa, ngày này sang ngày nọ cho hết mùa hè thân tàn tạ như loài ve kêu thì mới hết hoa. Hoa rất nhiều nhưng loài bướm, ong cũng chê luôn, không chịu đến hút mật, thân cây nhỏ bằng ngón tay, nhưng leo uốn lượn rất giỏi, thân đầy gai tụi con nít rất kî loài hoa này vì bong bóng bay vào chùm hoa bông giấy thì xong rồi... Bong bóng nổ nghe một cái ùm rồi đòi một cái bong bóng, muốn có thì chờ tuần sau. Đâu phải con nhà giàu hư cái này là có cái khác thế liền lại chỗ.
Hoa Ti-Gôn cũng du nhập vào nước ta từ thời Tây vào đây. Bài thơ Hai sắc Hoa Ti-Gôn đánh vào một thời điểm mà con tim dân Hà Thành trước đó nằm êm lặng như mặt Hồ Hoàn Kiếm vậy, bài thơ này tới là bão nổi lên liền. Nó đánh thẳng vào nhiều nhà thơ nổi danh trên đất Bắc. Thi sĩ Nguyễn Bính cũng trúng chưởng luôn, Nguyễn Vỹ, Thâm Tâm, Vũ trọng Phụng, Vũ hoàng Chương cũng lắc đầu ngậm thinh vì không còn chỗ nào chê nữa, không phải vì bài thơ trúng cách văn phạm, hay trúng cách loại thơ mới mà nó trúng ngay con tim của mình.
Dây Hoa Ti Gôn nở rộ nhiều vào mùa hè, nhỏ sắc đỏ hồng, hay sắc trắng, một mùa tàn một mùa nở, sáng nở ngày mai tàn, chưa nở thì dạng chum chúm như một trái nho nhỏ. Thu về thì tất cả hoa Ti Gôn biết mất trên làn gió Thu chuyển từ Hồ Tây về...
Một mùa Thu trước mỗi hoàng hôn Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc Tôi chờ người ấy với yêu đương
Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng Giải đường xa vút bóng chiều phong Và phương trời thẳm mờ sương, cát Tay vít giây hoa trắng, chạnh lòng.
Người ấy thường hay vuốt tóc tôi Thở dài những lúc thấy tôi vui Bảo rằng: “Hoa dáng như tim vỡ Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi!”
Thuở ấy nào tôi đã hiểu gì Cánh hoa tan tác của sinh ly Cho nên cười đáp: “Mầu hoa trắng Là chút lòng trong chẳng biến suy!”
Đâu biết lần đi một lỡ làng Dưới trời đau khổ chết yêu đương Người xa xăm quá! Tôi buồn lắm Trong một ngày vui pháo nhuộm đường.

Từ ấy Thu rồi, Thu lại Thu Lòng tôi còn giá đến bao giờ? Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ “Người ấy”... cho nên vẫn hững hờ.
Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời Ái ân lạt lẽo của chồng tôi Và từng Thu chết, từng Thu chết Vẫn dấu trong tim một bóng người.
Buồn quá! hôm nay xem tiểu thuyết Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa Nhưng hồng tựa trái tim tan vỡ Và đỏ như màu máu thắm pha.
Tôi nhớ lời người đã bảo tôi Một mùa Thu trước rất xa xôi Đến nay tôi hiểu thì tôi đã Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi.
Tôi sợ chiều Thu phớt nắng mờ Chiều Thu hoa đỏ rụng, chiều Thu Gió về lạnh lẽo chân mây vắng Người ấy sang sông đứng ngóng đò.
Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng Trời ơi, người ấy có buồn không? Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ Tựa trái tim phai, tựa máu hồng?
T. T. KH.

Tại phương trời xa lạ, phương trời Âu Mỹ, bài thơ này hầu như không còn xuất hiện nữa rồi, gần một thế kỷ trôi qua, đời trai đã hiến cho đất nước non sông, tình yêu riêng không hề có, nhưng nếu đọc lại thì con tim vẫn rộn ràng như con tuổi thanh xuân vậy. Nhớ lại mùa Thu năm nào, tại một bãi biển vắng người khi tôi lái xe lên hướng Freeway 101 North, hướng San Francisco thăm người chú bị bệnh, dọc Freeway ôm sát biển Thái bình Dương. Xe nóng máy, tôi cho tắp vào một góc đường, bên đây là vách núi, dưới chân thì màu xanh biển cả đang trồi dựt nhịp thủy triều, cà phê đem theo dọc đường uống hết từ lâu, bao thuốc lá Camel chỉ còn một điếu chót. Mặc dầu biết bao nhiêu bác sĩ lải nhải hút thuốc lá sẽ bị ung thư, nhưng biết bao nhiêu người bị ung thư có biết tới điếu thuốc đâu? Mấy tay không hút thuốc lá mà bị ung thư mới là xui tận mạng. Đời lính mà không có điếu thuốc lá trên môi thì đúng là lính kiểng rồi. Trên đồn vắng về khuya, cao nguyên sương mù, cơm ăn là gạo sấy đổ vội gáo nước lạnh vào, xịt xì dầu đen ngòm... đó là cao lương mỹ vị của người lính tiền đồn đấy. Điếu thuốc lá Quân tiếp Vụ đốt lên, mình nuốt khói gần hết, không cho một ngọn khói thuốc lá nào thổi ra ngoài, thế mà một lát sau cũng có hai thằng lính bò tới “đại ca cho em hút một tí. Làm ơn dùm” Nó cầm điếu thuốc nó rít một hơi. Má ơi! gần hết ngọn thuốc rồi buông ra trả lại cho chủ thì còn cái gì nữa, còn thằng kế đang chờ nữa nè. Trời! Chẳng lẽ mình lần sau nhai trầu cho tụi nó khỏi mượn?

Tiền đồn cao nguyên, cách thị trấn Pleiku độ 50 km đường chim bay, đồn được đánh tới đánh lui thực tập cho những bộ đội chánh quy mang danh Sư Đoàn Thép. Sư đoàn 302 sư cha gì nữa đây? Có người chết có người sống, người chết là thằng bạn mình chứ ai?
Nó chết mình đâu có mang theo nhang mà cúng kiến? Mã mới đào chôn vội sau chân đồi, mộ bia chỉ là một miếng ván thông gỗ thùng đạn, viết tên vội vì biết sẽ được ăn pháo kích nữa rồi mỗi thằng châm cho nó một điếu thuốc lá cho vong linh của nó về thụ hưởng, thuốc lá cũng thuốc Quân tiếp vụ luôn…
Nơi đây cũng một điếu thuốc lá Camel, ngó về Thái bình Dương đang vỗ sóng. Nếu kẻ một đường thẳng thật thẳng từ nơi đây chắc chắn sẽ đụng ngay thị trấn Nha Trang là cái chắc. Mây biển kéo về buổi chiều càng lúc càng nhiều. Bài thơ Hai sắc Hoa Ti Gôn chợt hiện về rõ mồn một.
Tôi sợ chiều Thu phớt nắng mờ Chiều Thu hoa đỏ rụng, chiều Thu Gió về lạnh lẽo chân mây vắng
Người ấy sang sông đứng ngóng đò...

Tôi không sang sông, không đứng ngóng đò, nhưng tôi cũng có một tình yêu. Đời lính mà, yêu để cho nhớ. Chớ có ai toại nguyện nên tình duyên đâu? Cao nguyên khói lửa tung hoành, mưa mù chân núi, còn Thành Đô thiếu gì trai thanh đẹp đẽ đang trổ mòi ga-lăng. Vài lá thơ tình viết vội của em gái hậu phương cho vui lòng chiến sĩ, đọc một khúc đầu cũng thấy không feeling gì rồi, nhưng tại sao mình vẫn đợi quân bưu phát thơ tình của người em gái nhỏ hậu phương hàng ngày?
Nho nhỏ, sắc hoa có năm, màu đỏ thắm, có năm màu tang trắng. Mau tàn, nhưng đầy sự lung linh sống động. Loài hoa Tigone...
Một mùa Thu trước mỗi hoàng hôn Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc Tôi chờ người đến với yêu đương
Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng Giải đường xa vút bóng chiều phong Và phương trời thẳm mờ sương, cát
Tay vít dây hoa trắng, chạnh lòng.
Đó là hai sắc hoa Tigôn. Cô gái mang tên T.T. Kh. lại một lần nữa khơi dậy mối thương đau kinh khủng của Antigone. Bài thơ trở thành bất diệt. Gần thế kỷ trôi qua rồi, dân HàThành, dân Việt kiều bỏ xứ ly hương không khỏi chạnh lòng khi đọc lại bài thơ...

Kỹ sư Sagant Phan |