Người Việt nào củng ít nhất 1 lần nghe Diễm xưa của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn. Trẻ, già, bé, lớn đếu biết Diễm Xưa. Girls, boys, men, WOMEN

we all know this song. Phe tóc dài nghe Diễm Xưa tự thích bài hát hơn, chàng ngấm nhìn mình tan học đi qua. Phụ nữ nào không ua* bài hát vì hông có chàng theo, then it's your problem. Khakhaka.

Maybe u r Chung Vo Diem.

BOO hoo

Kha Kha.
Wikipedia:
Diễm xưa là một bài hát nổi tiếng của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn viết năm 1960[1], được phát hành trong băng nhạc Sơn Ca 7, lấy từ ý "Diễm của những ngày xưa". "Diễm xưa" cũng được dịch ra tiếng Nhật dưới nhan đề 美しい昔 (Utsukushii mukashi) và được Khánh Ly trình bày ở hội chợ Osaka năm 1970. "Diễm xưa" còn được đưa vào chương trình giáo dục về môn văn hóa Việt tại một trường đại học ở Nhật Bản. Đại học Kansai Gakuin cũng có một cuốn sách viết về bài "Diễm xưa" có kèm theo DVD để tiện cho việc nghiên cứu của sinh viên. Bài hát còn được đài truyền hình NHK chọn làm bản nhạc chính cho một bộ phim về cuộc hôn nhân giữa một người đàn ông Nhật lấy người vợ Việt Nam.
Nhạc và lời: Trịnh Công SơnThể loại: Nhạc Vàng
Giới thiệu2 phiên bản ca khúc Diễm xưa của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (có phần lời bằng tiếng Nhật) do nữ ca sĩ thể loại enka (dân gian Nhật) nổi tiếng nhất nước Nhật hiện nay, Tendo Yoshimi thể hiện đều lọt vào vòng 10 bài hay nhất theo thăm dò của Oricon Entertainment Site tháng 3/2004.
Nhạc phẩm Diễm xưa của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được một nữ ca sĩ Việt Nam hát tại Nhật lần đầu tiên vào năm 1970 nhân Expo Osaka. Bài hát này và một số bài khác của Trịnh Công Sơn như Hạ trắng (Gekkabijin, Nguyệt hạ mỹ nhân) sau đó đã được hãng Columbia thu vào đĩa. Năm 1978, đài NHK số 1 đã thực hiện phim truyện nhiều kỳ Sài Gòn Kara Kita Tsuma To Musuko dựa trên cuốn sách do ký giả Kondo Koichi viết về câu chuyện chính gia đình ông. Tuy không có liên hệ gì với bộ phim, nhưng bài Diễm xưa đã được dùng làm nhạc chủ đề của phim truyện này. Năm 1998, Đài NHK lại phát ca khúc Diễm xưa lần nữa. Nữ ca sĩ Tendo Yoshimi (Thiên Đồng) 45 tuổi, từng đến Việt Nam đã mặc "áo dài", hát bài Diễm xưa bằng tiếng Nhật (tựa đề Utsukushimukashi, Mỹ tích) vào tháng 8/2002, cũng do NHK thu và phát hình.
Đến ngày 31/12/2003, Tendo tiếp tục trình diễn Utsukushimukashi trong chương trình Hồng Bạch (chương trình văn nghệ tổng kết thành tích nghệ sĩ trong năm) do NHK tổ chức. Năm nay chương trình bước vào lần thứ 54, được tiếp vận tới khoảng 50 quốc gia khác trên thế giới. Bà Tendo đã hát và thu đĩa bài Utsukushimukashi phiên bản 1 vào tháng 9 năm 2003 và phiên bản 2 vào tháng 2 năm 2004 với lối hòa âm dễ hát karaoke hơn. Việc cả hai phiên bản của 1 ca khúc cùng lọt vào "top 10" là chuyện lạ chưa từng có ở Nhật và có lẽ cả trên thế giới.
Mưa vẫn bay bay trên tầng tháp cổ
Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao
Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ
Đường dài hun hút cho mắt thêm sâu
Mưa vẫn hay mưa trên hàng lá nhỏ
Buổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua
Trên bước chân em âm thầm lá đổ
Chợt hồn xanh buốt cho mình xót xa
Chiều nay còn mưa sao em không lại
Nhớ mãi trong cơn đau vùi
Làm sao có nhau hằn lên nỗi đau
Bước chân em xin về mau
Mưa vẫn hay mưa cho đời biến động
Làm sao em biết bia đá không đau
Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng
Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau
Mưa vẫn hay mưa cho đời biến động
Làm sao em nhớ những vết chim di
Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng
Để người phiêu lãng quên mình lãng du
Nhạc Trịnh Công Sơn trên xứ Phù TangỞ ngoài Việt Nam, Nhật Bản là nơi mà Trịnh Công Sơn được người bản xứ biết đến nhiều nhất. Bài Diễm Xưa được dịch ra tiếng Nhật dưới nhan đề Utsukushii Mukashi và được Khánh Ly trình bày ở hội chợ Osaka năm 1970. Bài Utsukushii Mukashi cũng được phổ biến rộng rãi vào quần chúng Nhật qua tiếng hát của Yoshimi Tendo, một ca sĩ nổi danh ở Nhật.
Từ đó đến nay Utsukushii Mukashi và một vài bài khác của Trịnh Công Sơn như Ca Dao Mẹ đã được phát trên các đài phát thanh ở Nhật khá đều đặn.
Năm 1980 ca khúc Diễm Xưa và bản dịch Utsukushii Mukashi được đài truyền hình lớn nhất ở Nhật NHK chọn làm nhạc phẩm chính cho một bộ phim nội dung trình bày những khác biệt văn hóa giữa một người Nhật có vợ Việt Nam.
Tháng 7 2004 Diễm Xưa trở thành nhạc phẩm Á Châu đầu tiên được viện đại học Kansai Gakuin đưa vào chương trình giáo dục của viện đại học trong bộ môn Văn Hoá và Âm Nhạc.
Dưới đây là bài Diễm Xưa bằng tiếng Nhật cùng với cách phát âm.

•Diễm Xưa - Khánh Ly
Diễm Xưa (Japanese Version) - Yoshimi Tendo
http://www.nhaccuatui.co...mi-tendo.TtUsUZQM8u.html